Bến Tre và Long An chuẩn bị kỷ niệm 160 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu
Vừa qua Ban Văn học Việt Nam cổ đại — cận đại, Viện Văn học đã đi thực tế ở Long An và Bến Tre, hai tỉnh gắn bó với những năm cuộc đời của nhà thơ yêu nước Nguyễn Đình Chiểu. Long An nơi xảy ra trận Cần Giuộc nổi tiếng, là quê hương bà Lê Thị Điền, vợ Nguyễn Đình Chiểu.
Sau khi Pháp chiếm Gia Định, ông đã cùng gia đình rời về đây ở trong 3 năm. Ông ở ngay trong chùa Tôn Thạnh, nơi sau đó không lâu trở thành địa điểm tập kết của nghĩa sĩ Cần Giuộc. Nhân dân ở đây truyền rằng ông là cố vấn của Trương Định và của cả trận Cần Giuộc. Năm đó nghĩa quân ra đi vào ngày rằm tháng Chạp nhưng không ngờ ngày đó lại là ngày giỗ chung của nhiều người trong họ.
Nguyễn Đình Chiểu với bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" đã đi vào lòng dân nơi đây, cháu chắt những nghĩa sĩ năm nào. Đến ngày giỗ của nhà thơ, cả huyện tập trung làm lễ ở chùa Tôn Thạnh để tưởng nhớ cha ông anh hùng của mình và cả tác giả bài văn tế. người được xem như bậc thầy của họ. Khoảng năm 1960, bài vị của nhà thơ được dựng lên thờ ở ngay đình Mỹ Lộc: nhân dân đã biến thần tích bình thường thành thần tích anh hùng cứu nước. Ngày nay trên đất Long An có rất nhiều gương yêu nước vô cùng anh dũng. Nữ chiến sĩ cộng sản Nguyễn Thị Bảy bị sát hại ngay trên nền " nhà dạy đạo kia"; liệt sĩ Mai Thị Non, liệt sĩ Nguyễn Thái Bình và chị Võ Thị Thắng với nụ cười chan chứa niềm tin cũng là người ở đây. Chợ Trường Bình ngày nay không còn ai "hai hang lụy nhỏ" mà tấp nập đông vui, trên bến dưới thuyền, phản ánh đời sống kinh tế mới ở Long An.
Sau Long An, Nguyễn Đình Chiểu còn dời đến Ba Tri thuộc tỉnh Bến Tre, nơi an nghỉ cuối cùng của ông. Chính ở nơi đây ông đã sáng tác nhiều bài văn tế và thơ bi tráng, thương khóc bạn bè đồng chí và đồng bào hoặc tuẫn tiết hoặc tử trận khi phong trào tự động kháng chiến oanh liệt của nhân dân Nam Bộ lần lượt bị thất bại. Chợ Ba Tri đã chứng kiến cảnh ông đồ già đọc những thơ văn tràn đầy nghĩa khí ấy để khích lệ dân chúng Bến Tre. Nguyễn Đình Chiểu còn nêu gương kiên quyết bất hợp tác với giặc khi ông dứt khoát từ chối mọi điều mua chuộc của tên chủ tỉnh Bến Tre. Ông thà lội ruộng chứ không chịu đi trên đường "Tây " do chúng đắp. Tinh thân bài Tây triệt để đó được nối tiếp bằng phong trào chống Pháp, chống Mỹ trường kỳ anh dũng của nhân dân Bến Tre. Nhiều tên tuổi đã đi vào lịch sử: Phan Tòng, Phan Liêm, Phan Tôn, Trần Văn Lịch, Tám Đang v.v... cùng rất nhiều anh hùng chiến sĩ trong phong trào diệt ác, phá kèm, tiêu diệt hạm đội Mỹ và đấu tranh chính trị với đội quân tóc dài nổi tiếng của Bến Tre.
Để chuẩn bị làm lễ lớn kỷ niệm 160 năm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu. Bến Tre dự định phối hợp với các tỉnh bạn trong đó có Long An, các cơ quan hữu quan ở Trung ương và thành phố Hồ phí Minh, tổ chức hội nghị khoa học về Nguyễn Đình Chiểu (trong năm nay hoặc đầu năm 1982), nghiên cứu đóng góp to lớn và phong phú của ông về các mặt văn học, giáo dục và y học, phân tích thân thế sự nghiệp, mơ ước và tầm suy nghĩ rất cao của ông nhằm nêu bật được sự nối tiếp vốn có giữa Nguyễn Đình Chiểu với nhân dân Bến Tre, nhân dân Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ngày nay. Bên cạnh đó, Bến Tre sẽ triển khai nhiều hoạt động khác như xuất bản rộng rãi thơ văn Nguyễn Đình Chiểu cùng những công trình nghiên cứu có giá trị về Nguyễn Đình Chiểu, phát động phong trào sưu tầm, sáng tác về đề tài này và về truyền thống yêu nước của tỉnh, phát động mạnh mẽ phong trào văn nghệ sử dụng những làn điệu dân ca phong phú của Bến Tre; từng bước xây dựng nhà lưu niệm Nguyễn Đình Chiểu, cải tạo khu mộ Nguyễn Đình Chiểu tiến tới xây dựng thành khu tham quan du lịch v.v...
Trong tất cả các hoạt động nhiều mặt nói trên của Bến Tre, được sự đồng ý của Viện Văn học, Ban Văn học Việt Nam cổ đại - cận đại sẽ tích cực đóng góp một phần nhỏ trong phạm vi chuyên môn của mình.