Nguyễn Đình Chiểu trong ký ức của nhân dân

 

Do tình hình đất nước chia cắt trong hơn 20 năm (1954—1975), nhiều năm qua, giới nghiên cứu văn học miền Bắc trong khi đi sâu vào thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã phải tạm bỏ qua một hướng nghiên cứu quan trọng: rọi sáng cuộc đời và tác phẩm của nhà thơ bằng ánh sáng của tài liệu thực tiễn. Hướng nghiên cứu này đã được chú ý bổ cứu và ngày càng được chú ý đúng mức hơn từ sau chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, khi hai miền Nam Bắc trở lại sum họp trong đại gia đình dân tộc Việt Nam. Để chuẩn bị cho lễ kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu năm nay (1-11-1982), từ cuối những năm 70, nhiều đoàn cán bộ đã đi vào tận Long An, Bến Tre để tìm thêm tài liệu, xác minh thêm những vấn đề chưa thật rõ, trong số đó có chuyến đi dài ngày của Ban Văn Học cổ cận đại, Viện Văn học.

Trong vòng hơn một tháng (cuối 1980 đầu 1981) lăn lộn tại các địa điểm Ba Tri, Cần Giuộc, Bình Dương, đoàn cán bộ của Viện đã lần theo vết chân của nhà thơ lớn, sống lại với những tháng năm lịch sử quá khứ và đối thoại với đủ mọi loại "nhân chứng", những nhân chứng sống may mắn cố giữ lại được một đôi tia hồi ức do ông cha truyền lại, và cả những nhân chứng "không lời":  những chợ Trường Bình, chùa Tôn Thạnh,v.v... với hy vọng tìm được lời mách bảo giúp mình nhận rõ hơn khuôn mặt rực rỡ có thực của cụ Đồ. Dần dần, qua tài liệu thu thập, cho đến "cuối chuyến đi, một đề tài nghiên cứu thú vị đã được anh chị em nêu ra: làm sao xác định mối liên qua khăng khít giữa môi trường hiện thực mà Nguyễn Đình Chiểu sống, với cái thế giới nhân vật và sự việc phong phú mà ông sáng tạo nên trong văn và thơ. Nói cách khác, bằng tiếng nói của thực tế mà hiện nay ta có khả năng ghi nhận được dù là rất vất vả, hay đi tìm khoảng cách giữa Nguyễn Đình Chiểu và hiện thực.

Nguyễn Đình Chiểu với tư cách nhà nghệ sĩ và Nguyễn Đình Chiểu với tư cách người gắn mình với các phong trào kháng chiến chống Pháp Nam Bộ cuối thế kỷ XIX. Tìm ra chính xác khoảng cách quan trọng đó khoảng cách sáng tạo hay là khoảng cách của khái quát tư tưởng, của thâm nhập thực tế tức cũng là nằm được mấu chốt đi hiểu sâu thêm các giá trị lớn lao của thơ văn.

Nguyễn Đình Chiểu cùng như con đường hình thành nên các giá trị, hình thái biển hiện của các giá trị ấy. Dĩ nhiên, đề tài nghiên cứu nói trên không dễ dàng thanh toán ngay trong một lúc, mà phải thanh toán lần lần, với nhiều hướng điều tra, so sánh cụ thể : có thể bằng điều tra xã hội học văn học, có thể bằng thống kê tư liệu, và cũng có thể tiếp xúc với những người từng có mỗi quan hệ thân cận với gia tộc cụ Đồ. Hai bài phát biểu dưới đây là năm trang phượng hướng thứ ba này. Bài thứ nhất của bà Mai Huỳnh Hoa; chắt ngoại Nguyễn Đình Chiểu, cũng là một cây bút quen thuộc với độc giả từ trước Cách mạng tháng Tám. Và bài thứ hai của cô Châu Anh Phụng, một người có quan hệ quê hương với bà Lê Thị Điền, vợ Nguyễn Đình Chiểu Nhân dịp kỷ niệm 160 năm ngày sinh nhà thơ, chúng tội xin "trân trọng giới thiệu với bạn đọc hai bài phát biểu có tính bất hồi ức này mà chúng tôi nhận được từ ngót hai năm trước".