"Tâm Đạo" của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu

 

Nói đến văn chương cụ Đồ Chiểu, dân ta đặc biệt là nhân dân Nam Bộ. Hầu hết đều biết và yêu mến tác phẩm Lục Vân Tiên. Giới bình dân ở thôn quê còn đem Lục Vân Tiên làm khuôn vàng thước ngọc để răn mình và dạy dỗ cháu con trong cách tư thế. Chúng tôi nhớ thuở vừa lên bốn cũng đã biết " nói thơ Vân Tiên". Chung quanh chúng tôi, trẻ nhỏ sau hồi chạy nhảy, lên nằm đưa võng cũng "nói thơ Vân Tiên, rồi những đứa khác đua nhau hợp xướng vang cả xóm".

Nguyễn Đình Chiểu, "Từ ông lão đến anh lực điền" sau khi xong công việc vườn tược đồng áng về nhà chờ bữa cơm chiều cũng "nói thơ Vân Tiên " cho con cháu nghe. Anh bạn chèo ghe, gió chiều mát mẻ cao hứng vừa chèo vừa cất tiếng " nói thơ Vân Tiên"  trên sóng lảnh lót".

Một chị bạn thân thuật cho chúng tôi nghe câu chuyện tuổi thơ của chị thật vui và cảm động.

Chị lỡ tay đập bể hai cái mục liễn xưa của ông bà. Sợ quá, chị đem ráp nguyên lại chỗ cũ. Một hôm vì nhà có giỗ người nhà soạn ra thấy bể rồi mà không biết thủ phạm là ai? Cha chị nhìn nét mặt chị thế nào mà một chập sau, ông kêu riêng chị ra hỏi:

Con làm bể phải không?
- Chị nín thinh.
Con còn nhớ trong thơ Vân Tiên có chàng Hớn Minh vì thấy việc bất bình mà bẻ giò con quan Huyện, rồi tự bó tay nạp mình chịu tội không?
Thưa cha nhớ!
Tại sao ?
Tại vì Hớn Minh sợ liên lụy đến người vô tội !
Con thấy đó, giết người là một trọng tội phải đền mạng mà.
Hớn Minh còn không để cho kẻ khác thế  tội cho mình...


Được bài học của cha và " ngộ " được cái Tâm Đạo của cụ Đồ qua Lục Vân Tiên, lớn lên chị đã noi gương người xưa dấn thân trên đường Cách mạng. Cụ Đồ giữ đạo Nho không theo Phật, Lão, nhưng Đạo Nho không phải như đạo Nho bên Tàu. Vì từ ngàn xưa khi mới du nhập qua đây Đạo Nho đã bị đồng hóa phải nào, với đạo lý của dân ta. Trải đến thời kỳ cụ Đồ lại còn có biết bao nhiêu lý do mà đạo Nho ấy, phải biến đổi theo cụ Đạo Nho ở cụ Đồ là  "Tâm Đạo".

Thuở còn là cậu ấm Chiểu, lên chín cụ đã phải chứng kiến cảnh loạn lạc giết chóc. Lê Văn Khôi loạn vì sự bất công của triều đình. Qua hồi chạy loạn đó cụ lại lo ôn nhuần kinh sử mong đền đáp ơn cha mẹ. Sau theo cha ra miền Trung để học tiếp, lại phải chứng kiến việc tàu Pháp đem súng đồng bắn phá cửa Hàn, lòng cụ sao khỏi xót xa.

Tám năm kế đó từ Thừa Thiên trở về Sài Gòn cụ vẫn cố học cho thâm hiểu cái ĐẠO LÀM NGƯỜI tìm hiểu những nguyên nhân gây khó cho nhân loại. Nhưng nào có được yên để dùi mài kinh sử, tuy tấm sự bị xáo trôn, tinh thần giao động. Cụ vẫn cố gắng học và quyết học để ngày sau thực hành theo Tâm đạo của Cụ. Lòng đạo cùng sáng, lòng thương người càng tăng trưởng mạnh. Khi đậu tú tài xong, trở ra Kinh theo thầy học để dự bị kỳ thi tới không bao giờ cụ quên được cảnh lầm than của dân tộc, cái cảnh vợ lìa chồng, mẹ xa con. Sắp đến ngày thi, được tin mẹ chết, là một hiếu tử không bay ngay về cư tang mẹ được, cụ khổ tâm biết dường nào, lại thêm bạo bệnh giữa đường, phải ở nhờ nhà thầy Trung điều trị bệnh mắt... Trong lúc tột cùng đau khổ, cụ cũng cố chiến thắng bản thân, theo học nghề y thuật với thầy Trung, không chịu bó tay trong nghịch cảnh. Càng suy nghĩ "Lòng đạo" cụ càng sáng trong thêm !

Nếu như người chỉ khư khư câu "Trung quân vương " thời đời nào Cụ dám chống lại lệnh giảng hòa của vua Tự Đức, dám khuyên ông Trương Định đừng nghe lệnh triều đình, mà hãy hiệp sức tụ tập nghĩa quản chống giặc xâm lăng. Một diễn giả có tiếng trong một buổi thuyết trình về cụ, đã nói: Đồ Chiểu là một " chiến sĩ". Gần đây trong một bài thờ vịnh cụ của một thi sĩ cũng có câu "Đồ Chiểu thần văn mà thánh võ".

Có  người còn viết: "cụ Đồ là một chiến sĩ cảm tử, chứ không phải chiến sĩ thường ". Chúng tôi thấy không sai, cụ đồ là một chiến sĩ trung kiên suốt đời chiến đấu... Lúc mới bị mù lòa, nếu là người khác đã khuất phục định mệnh, sống ẩn dật qua ngày tháng. Cụ thời không, cụ chiến đấu chẳng ngừng, chiến đấu với bản thân, với nội tâm, chiến đấu không phải vì mình mà vì đời, vì nước non, vì nhân chứng. Sài Gòn mất, Nguyễn Đình Chiểu đã  "vì câu danh nghĩa phải đi ra". Dù mù lòa, không trực tiếp cầm tầm vông, mác vót ra trận chiến đấu trực tiếp với quân xâm lăng nhưng cụ vẫn tình nguyện tham gia sắp đặt kế mưu phá giặc. Cụ còn đưa người em ruột của mình là Nguyễn Đình Tựu sung vào hàng ngũ nghĩa quân Cần Giuộc. Và ông Tựa đã hy sinh. Những ngày sau đó, ở Ba Tri, Nguyễn Đình Chiểu sống ẩn náu đề dạy cho đám môn sinh tròn tâm đạo. Thời binh cụ vẫn còn phải tranh đấu. Tên tỉnh trưởng Pông-sông (Ponchon) mấy lượt ân cần đến nhà thăm hỏi cụ và hứa giúp đỡ, cụ đều từ chối; Lần chót, Pông-Sông đến hỏi xem đất cát của cụ ở Sài Gòn như thế nào đề "Nhà nước bảo hộ" hoàn lại. Cụ cười và nói một câu hát hủ khiến kẻ thụ cũng phải khâm phục: "Đất chung còn mất thì đất trống của tôi có nghĩa gì". Câu nói này mãi mãi vẫn được các học giả nhân sĩ, tri thức khắp nơi và sách vở nhạc đi nhắc lại. Nếu Nguyễn Đình Chiểu tâm đạo không vững, tinh thần chiến đấu lung lay thì làm sao cụ còn lưu danh được đến ngày nay và trở thành bất tử.