Qua "Ngư Tiều vấn đáp" tìm hiểu thế giới quan Nguyễn Đình Chiểu.
                                                                                                                                               
Giữa những ngày đen tối Nam-kỳ đang rên xiết dưới gót giày quân xâm lược, ở một nơi hẻo lánh của Ba-tri bất khuất, trong một ngôi nhà lá lụp xụp dưới bóng dừa xanh, một cụ già trạc sáu mươi tuổi vóc người cao lớn, mái tóc đen, lưa thưa vài chòm bạc, gương mặt khôi ngô, đôi mắt mù lòa mà lòng yêu nước luôn luôn sáng rực, hai tai điếc mà tâm hồn không điếc,với giọng nói sang sảng như tiếng chuông ngân dõng dạc đọc lên :

                   Ngày nhàn xem truyện Tam công,
                   Thương người Mìn sĩ sinh không gặp thời...

Đó là hình ảnh Nguyễn Đình Chiểu, tác giả Ngư Tiều vấn đáp đồng thời cũng là hình ảnh nhân vật Nhân sư trong truyện, Ngư Tiều vấn đáp kề chuyện hai người bạn ẩn sĩ là Mộng Thê Triền, làm nghề tiều phu, và Bào Tử Phược, làm nghề chài lưới, vì vợ con ốm đau, chết chóc, nên rủ nhau đi tìm Nhân sư để học nghề thuốc. Nhân sư là một danh y đồng thời cũng là một nhà yêu nước chân chính đã xông mù mắt để khỏi trông thấy cảnh nước mất nhà tan, và để từ chối « ngự y» mà quân xâm lược sắp ban cho ông. Để đi đến Ban-kỳ là nơi Nhân sư ở, « Ngư» và <Tiều» đã phải trải qua nhiều chặng đường gay go như ải Nhân -xu, truông Âm-chất, am Bảo-dưỡng, v.v...tượng trưng cho con đường tu dưỡng của người thầy thuốc. Sau rốt bọn họ vẫn không gặp mặt Nhân sư, chỉ được hai người đệ tử của Nhân sư là Chu Bạo Đạo và Đường Nhập Môn truyền dạy cho nghề làm thuốc và đạo đức làm người. Lúc trở về bọn bọ đi lạc vào rừng và mơ màng thấy một toán quân dẫn nam người, thầy pháp, lang băm, v.v... đem ra xử án, theo sau là một đảm oan hòn đang đầu đơn kiện cáo. Sáng ra, được một vị thần đưa đường, bọn họ về tới nhà và quyết tâm làm nghề thuốc để cứu dân độ thế.

Ngư Tiều vấn đáp là tác phẩm cuối cùng của Nguyễn Đình Chiểu. Sau khi ông qua đời (năm 1888), tác phẩm này đã được lưu truyền trong nhân dân ở hai tỉnh Bến-tre và Mỹ Tho mãi đến năm 1952 mới được xuất bản lần đầu tiên. Ngư Tiều vấn đáp ra đời vào lúc đất nước chúng ta đang ở trong tình trạng hết sức bỉ quan. Những cuộc khởi nghĩa lớn của Trương Định, Thủ khoa Huấn, Thiên hộ Dương, v.v... đã lần lượt thất bại; bộ máy cai. trị của thực dân Pháp đã được thiết lập khắp nơi ; nhân dân phải sống trong cảnh nước sôi lửa bỏng. Những người yêu nước tuy vẫn cảm thấy ngọn lửa căm hờn rực chảy nơi lòng mình và làn sóng uất hận trào sôi trong dân chúng, nhưng cũng phải tạm thời "ôm tài, giấu tiếng, làm liều, làm ngư", vì một lẽ giản đơn là "gió tây" đang thổi mạnh.

Nguyễn Đình Chiểu cũng là một trong những người "ôm tài, giấu tiếng" để chờ đợi thời cơ. Nhưng lòng yêu nước luôn luôn thúc giục, Nguyễn Đình Chiểu không thể bó tay trước canh nước nhà đang nghiêng ngửa. Nếu ông không cầm được vũ khí đề chống quân thù, thì ông cũng cầm bút để cứu dân độ thế ông đã từng nói:

                   Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,
                   Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà !

Với ý chí đấu tranh kiên cường và bất khuất đó, Nguyễn Đình Chiểu -viết Ngư Tiều vấn đáp nhằm mục đích phổ biến đông y để cứu dân trong cảnh lầm than nheo nhóc. Nhưng cũng như Lỗ Tấn, Nguyễn Đình Chiểu nhận thấy chữa được bệnh thân thể mà không chữa được bệnh tư tưởng thì cũng chưa có thể gọi là cứu người. Vì vậy, ngoài những kiến giải về y học được trình bày dưới hình thức văn nghệ, Ngư Tiều vấn đáp còn có phần đề cập đến đạo đức làm người và triết lý về đời người. Ông nói "Lương y chi tâm tức lương tướng dã; dụng được chi pháp do dụng binh đã "(Lòng người lương y tức là tương tướng vậy; phép dùng thuốc cung là phép dụng binh vậy). Như vậy, theo ông, lương y phải đâu là người chỉ biết sử dụng hoàng liên hay cam thảo chỉ biết trị bệnh nhức đầu cảm mạo!

Viết Ngư Tiều vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu đã để lộ một thế giới quan tiến bộ mà chúng ta không thể tìm thấy ở các nhà thơ khác cùng thời đại vời ông. Theo quan niệm của ông trong vũ trụ có hai luồng hơi vận chuyển: hơi chính và hơi tà. Hơi chính trôi ra và hình thành ngũ nhạc và tam quang. Ông viết:

                   Thầy rằng: Trời đất xưa nay
                   Khi vần vẩn có  xây chinh tà
                   Xen mình hơi chinh trôi ra    
                   Dưới là ngũ nhạc, trên là tam quang...

Quan niệm của ông bắt nguồn từ bài Chỉnh khi ca của Văn Thiên Tường đời Tống. Theo Văn Thiên Tường thì trong trời đất có chính khí ; chinh khí;  là một khối nguyên thủy -không hình dần dần thể hiện thành muôn vật, dưới là núi sông, trên là mặt trời, mặt trăng và các tinh tú. Ở con người khỉ đó gọi là khí bạo nhiên. Một quan niệm như thế là tiến bộ, vì nó không gợi lên những ý nghĩ mê tín cho rằng trời đất và vạn vật là do thần linh hoặc thượng đế tạo ra.
Quan niệm của ông về bản chất của vạn vật trong vũ trụ càng rõ rệt  hơn. Quan niệm đó bắt nguồn từ thuyết "Ngũ hành" là một học thuyết tiến bộ có bao hàm nhiều nhân tố duy vật và biện chứng chất phác, đồng thời cũng là một học thuyết có truyền thống trong lịch sử triết học Trung-Quốc. Theo thuyết  Ngũ hành thì mọi vật trên đời đều do năm nguyên tố: kim (sắt), mộc (cây), thủy (nước), hỏa (lửa), thồ (đất) cấu tạo nên. Nguyễn Đình Chiểu viết :

                   Trên thời mưa móc, gió mây
                   Dưới thời non nước, cỏ cây muôn loài
                   Giữa thời nhà cửa đền đài;
                   Năm hành tóm việc ba tài nhỏ to.
                   Ví dần tạo hóa mấy lò
                   Hỏa cồng mấy thợ, một pho ngã hành.

Thuyết « Ngũ hành » xuất phát từ kinh nghiệm quan sát của nhâu dân không những xác định bản chất của vạn vật là vật chất, mà còn đem lại cho chúng ta một khái niệm về « Ngũ hành tương khắc » và « Ngũ hành tương sinh ", tức là khái niệm về mâu thuẫn và phát triền của sự vật. về « Ngũ hành tương khắc », ông viết:

                   Mộc khắc thổ hề, thổ khắc thủy
                   Thủy khắc hỏa hề, hỏa khắc câm (kim)
                   Câm khắc mộc hề, ngũ tương khắc...
                    « Ngũ bành tương sinh » là
                   Mộc sinh hỏa hề, hỏa sinh thổ.
                   Thổ sinh kim hề, kim sinh thủy
                   Thủy sinh mộc hệ, ngũ tương sinh...

Đời Xuân thu, Chiến quốc, giai cấp thống trị thường- lợi dụng thuyết  "Ngũ hành " tương khắc và tương sinh như một thứ « quan điểm lịch sử » để hợp pháp hỏa hành vi tranh quyền cướp nước và củng cố nền thống trị của chúng. Vì bọn học gỉa « Ngũ hành » cho rằng lịch sử loài người phát triền theo thứ tự của «Ngũ hành tương khắc » cho nên nhà Chu nói rằng minh thay thế cho nhà Ân là thực hiện quy luật «hỏa khắc kim », v.v... Nhưng sau đó, giai cấp địa chủ mới cũng căn cứ vào thuyết " Ngũ hành tương khắc" để kết luận rằng chế độ nhà Chu đã già cỗi, cần phải cố một chế độ mới để thống nhất đất nước. Thế là « Ngũ hành » lại trở thành cơ sở lý  luận của Tần Thủy Hoàng. Các nhà triết học của giai cấp thống trị đời Chiến quốc như Tử Tư và Mạnh Tử thì tìm mọi cách để thần bí hóa thuyết « Ngũ hành », và che lấp ý nghĩa lịch sử của nó. Đến đời nhà Hán, Đổng Trọng Thư lại biến thuyết « Ngũ hành » thành một công cụ phục vụ cho đạo đức phong kiến. Theo Đổng Trọng Thư, « Ngũ hành » là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Từ đó, trên lĩnh vực triết học và chính trị, thuyết « Ngũ hành » đã mất một phần ý nghĩa của nó.
Viết Ngư Tiều vấn đáp, Nguyễn Đình Chiểu đã trình bày thuyết "Ngũ hành" theo ý nghĩa đầu tiên. Nhưng vấn đề ở đây là phải tìm hiểu xem trước hoàn cảnh thực tế của nước ta đang bị thực dân Pháp xâm chiếm lúc bấy giờ, học thuyết « Ngũ hành » đã tác động vào tư tưởng và nhận thức của Nguyễn Đình Chiểu như thế nàọ. Điều rõ nhất là ông rất đỗ cao tác dụng của « Ngũ hành ». Ông viết:

                   Ai mà rõ lẽ ngũ hành,
                   Việc trong trời đất dữ lành trước hay.

Nói như thế là Nguyễn Đình Chiểu đã gián tiếp nhìn nhận « Ngũ hành » là một thử kim chỉ nắm đề cho ông biết trước chiều hướng phát triển của sự vật. Nhưng trong thực tế, qua cặp kính « Ngũ hành Nguyễn Đình Chiểu đã có nhận thức gì đối với thời cuộc ? Ông thấy rõ mâu thuẫn giữa nhân dân ta và thực dân Pháp là một thứ mâu thuẫn không thể điều hòa, do đó nhân dân ta phải đau khổ. Ông viết :

                   Trời đông mà gió tây qua,
                   Hai hơi ấm mát chẳng hòa, đau dần.

Nhưng dẫu trong hoàn cảnh nào, ông vẫn tin tưởng cuộc đời sẽ xoay vần, và rốt cuộc chính nghĩa sẽ trở về với nhân dân ta. Vì vậy ông viết nốt :

                   Nhớ câu " vạn bệnh hồi xuân ».
                   Đòi ngày luống đợi Đông quân cửu đời...

Lòng tin tưởng đó được cũng cố thêm nhờ nhận thức tiến bộ của ông về quy luật mâu thuẫn và biến hóa của sự vật. ông nói :

                   Âm phản dương, dương phản âm,
                   Cang cực thời biến cổ câm lẽ thường.

"Cang " là cái cứng rắn, cái đang tồn tại và phát triển, đến mức tột cùng, nó sẽ biến. Nếu áp dụng vào hoàn cảnh nước ta lúc đó thì « cang » là thế lực của thực dân Pháp. Nguyễn Đình Chiểu tin rằng thế lực ấy dầu ồ ạt đến đâu rồi cũng phải tan rụi theo quy luật thiên nhiên, còn lực lượng -của phe chỉnh nghĩa tuy nhỏ bé nhưng sẽ thắng. Ông viết :

                   Cho hay chỗ điệu hỏa công
                   Trong động cỏ tĩnh , kết cùng lại thông.
                   Suy ra lẽ ấy cả đồng,
                   Vật tột thời phản, vốn không tột hoài.
                   Lẽ đâu cang hại đặng dai,
                   Đến khi cang cực, nghiêng vai chịu cầm!

Thế giới quan Nguyễn Đình Chiểu có mặt tiến bộ nhất định của nó, nhưng đồng thời cũng có mặt lạc hậu do tư tưởng duy tâm gâyra. Khi nói về nguồn gốc con người, ông đã  rơi vào thuyết « tiên thiên » huyền bỉ và thái cực đồ » duy tâm của các nhà triềt học đời Tống như Trần Đoàn Chu Bôn Di, Thiệu Ung, v.v... Ngư Tiều vấn đáp của ông  cũng có thể bắt nguồn từ Ngư Tiều vấn đối của Thiệu ứng, một quyển sách triết học trình bày dười hình thức đối đáp giữa hai người : Ngư và Tiều.

Đi sâu vào nhân sinh quan của ông, chúng ta sẽ thấy mặt duy tâm đó tác hại không ít. Nhưng cái mà chứng ta cần đề cao là nhân tố duy vật trong tư tưởng ông. Chính nhờ những nhân tố đó mà ông có thề nhìn đời và sự vật một cách sáng suốt. Ông không chủ quan khinh địch, nhưng cũng không khuất phục trước sức mạnh quân thù. Ông luôn luôn tỉnh táo trước thời cuộc. Trong cơn bão táp của quê hương, Ông vẫn nhìn thấy một ngày mai rực rỡ:

                   Sau trời Thúc quỷ tan mây,
                   Sóng trong bể lặng mắt thấy sáng ra.
                   Xin người lòng chớ sai ngoa...

Thế giới quan tiến bộ của ông càng thề hiện rõ rêt hơn trong thái độ của ông đối với vấn đề mê tín. Ông cực lực lên án những người dùng tà thuật để mê hoặc lòng dân. Ông bêu diếu một loạt đạo sĩ, nào là Trương Bưu đời Hán, nào là Triệu Quí Chân đời Đường, những người đã từng cho mình có thuật kêu mưa, hú gió, làm thánh làm thần, để đi đến kết luận :

                   Ấy đều đạo sĩ chước hay,
                   Đời nào suy yêu, chẳng may gặp chàng.
                   Gặp chàng ở nước nước loàn, Ở nhài
                   Ở nhà, nhà bại, rõ ràng sách ghi.

Nguyễn Đình Chiểu là nhà nho yêu nước, lại được vũ trang bằng một thế giới quan tiến bộ, nên ông thấy rõ cái phải và cái trái trong đạo nho. Trong tác phẩm Dương Từ, Hà Mậu, ông đã tích cực bênh vực đạo nho, coi đạo nho là khuôn vàng thước ngọc đề răn dạy người đời, nhưng đồng thời ông cũng phê phán các nhà nho đồi bại. ông viết :
                   Những người theo đạo nho ta
                   Tiếng đòn thì khả, thì mà lăng nhăng...

Đến thời đại của " Ngư Tiều ", đạo lý suy đồi, vì nền văn minh trụy lạc của chế độ thực dân ông không thể không thừa nhận sự sụp đổ của đạo nho. Ông viết:

                   Từ thuở Đông Chu xuống đến nay,
                   Đạo đời rậm rạp mấy ai hay.
                   Hạ, Thương đường cũ, gai bò lấp,
                   Văn Vũ nền xưa, lửa trồ đầy.

Trên cơ sở hoang tàn đó, ông định xây dựng một nền đạo lý mới để cứu dân, giúp nước. Nền đạo lý này tập hợp phần tinh hoa trong đạo nho (đạo nhà Chu) và tư tưởng tiến bộ của đời Nghiêu Thuấn. Nhân vật tượng trưng cho nền đạo lý đó là Nhân sư, hiện thân củaNguyễn Đình Chiểu.

Người phát ngôn cho nền đại lý đó là Chu Đạo Dẫn và Đường Nhập Môn. Nội dung chủ yếu của nó là khuyên con người nên làm lành và giúp đỡ lẫn nhau:

                   Trọn mình noi nghĩa ở nhân
                   Bo bo giữ việc ra ăn làm lành.

Ông chủ trương làm nhãn không cần người biết, làm phải không màng lợi đanh :

                   Giúp người chẳng vụ tiếng danh,
                   Chẳng màng của lợi, chẳng ganh ghẻ tài.
                   Biết không, không biết mặc ai,
                   Chuyên nghề làm phải, chẳng nài thiệt hơn.

Tư tưởng nhân đạo của ông lan trải đến cả các giống chim muông :

                   Phỏng ngư phóng hạc theo bầy
                   Bắc cầu chưa kiến làm thầy quạ đau.

ông khuyên người giàu nên thương yêu người nghèo:

                   Giàu thời bắt chước xưa hào
                   Nợ lâu  đốt khế, lúa vào đong ra.


Hơn nữa, ông kêu gọi những người quyền quý ra sức giúp dân, minh oan cho dân, gỡ tội cho dân và đừng giết những người đã đầu hàng, ông viết:

                   Giàu thời bắt chước xưa minh,
                   Ấn từ rửa sạch tình hình dân oan.
                   Noi câu : « Xuất tội, hoại hàng»
                   Cừu tai muôn họ, đấy đàng lợi sinh.

Chữ « nhân » của ông, xuất phát từ lòng yêụ nước thương dân, có chỗ khác với chữ " nhân"  của Khổng Tử.
Như chúng ta đều biết, nội dung chữ « nhân » của Khổng Tử là thương người. Thiên Nhan Uyên trong sách Luận ngữ chép : « Phàn Trì hỏi nhân, Khổng Tử nói: "thương người". Nhưng việc thương người của Khổng Tử vẫn có tính giai cấp của nó. Chữ « người » của Khổng Tử không bao gồm " dân". Suốt bộ Luận ngữ không có chỗ nào Khổng Tử đề cập đến hai chữ «thương dân ». Trái lại, thiên Ung đã chép rằng:« Tử Cống hỏi Khổng Tử. Nếu có người ra ơn cho dân rất rộng và có thể giúp được mọi người thì thế nào? Có thể nói là nhân không? Khổng Tử đáp rằng: nếu được như thế sao chỉ gọi là nhân, hẳn là bậc thánh rồi, việc đó vua Nghiêu vua Thuấn cũng khó làm được". Lấy lời nói của Khổng Tử so sánh với bốn câu thơ trên đây của Nguyễn Đình Chiểu chúng ta sẽ thấy chữ « nhân » của ông không nằm trong khuôn khổ đạo Khổng, mà thuộc vào cái mà Khổng Tử nói "vua Nghiêu, vua Thuấn cũng khó làm đượe . "Chữ «nhân» của Khổng Tử ra đời trong xã hội nô lệ và phục vụ cho giai cấp thống trị đương thời Lúc đó giá trị của  "dân " chưa được đề cao. Người ta chỉ quan niệm « dân » sinh ra là đề cho bề trên sai khiến. Thiên Thái Bá viết: « Dân, có thể làm cho họ theo con đường của ta, không thể làm cho họ biết đó là gì.

Chữ "nhân" của Nguyễn Đình Chiểu ra đời trong cảnh tang tóc của quê hương, nó mang màu sắc dân tộc và thời đại, vì thế nội dung của nó có ý nghĩa đoàn kết chống xâm lăng. Phạm vi của nó rộng rãi, bao gồm các tầng lớp người yêu nước, không phân biệt giàu nghèo, nhưng đối tượng chính vào là những người bị áp bức. Nguyễn Đình Chiểu thương dân và tự đặt cho mình nhiệm vụ cứu lấy dân trong cơn nguy biến. Ông viết:

                   Trời dông sùi sụt gió mưa tây,
                   Đau ốm lòng dân cậy cỏ thầy   
                   Phương cũ vua tôi gìn trước mắt
                   Mạng nay, già trẻ  gửi trong tay.

Trong tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu, nước với dân là một, không có nước không dân, cũng như không có dân không nước. Vì thương dân tha thiết, nên tinh cảm yên nước của ông cũng rạt rào như sóng biển. Ra từ câu thơ, từ dòng chữ, từ nét mực, và gieo rắc vào lòng người đọc một thứ u buồn man mác. ông thương nước và thương từng gốc cây, từng ngọn cỏ của đất nước. Tim ông là một cây đàn trăm điệu, luôn luôn hòa dịp với hơi thở của quê hương.

Nhưng cái đáng kính phục nhất ở Nhân sư là linh thần bất hợp tác cao cả của ông. Đôi mắt đã mù, bàn thâu lại sống trong vùng giặc như chim lòng cá chậu, những tinh thần bất hợp tác đó vẫn không bao giờ lay chuyển. Khi được tin giặc mời ống ra làm ngự y, Nhân sư vội xông mù đôi mắt, không ân hận lại còn tự hào với cảnh đui mù đó:
                   Thà cho trước mắt mù mù,
                   Chẳng thà ngồi thấy kẻ thù quân thân.
                   Thà cho trước mắt vô nhân,
                   Chẳng thà ngồi ngó sinh dân nghiêng nghèo...

Nguyễn Đình Chiểu là nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân ta. Ông đã có tâm hồn trong sạch lại được soi rọi bằng một thế giới quan tiến bộ, nên ranh giới giữa bạn và thù được rạch ròi và dứt khoát trong tư tưởng ông. Cuộc đời của ông là một tấm gương trong trắng. Tinh thần yêu nước của ông rực rỡ như trăng sao. Lòng nhân đạo của ông rạt rào như biển cả.

Ông đã xa cách chúng ta ba phần tư thế kỷ, mà tiếng thơ yêu nước của ông vẫn ngân mãi trong lòng chúng ta. Ngày nay bọn Mỹ — Diệm dã man và tào bạo đã rải chất độc hóa học xuống quê hương và mồ mả ông. Nhưng dầu cho chúng có biến được cả vùng phì  nhiêu của Tổ quốc thương yêu thành nơi  hoang tàn giá lạnh, chúng cũng không thể tiêu diệt được tinh thần yêu nưởc của ông, tinh thần ấy còn sống mãi trong lòng người dàn Nam-bộ đang vùng lên tiêu diệt kẻ thù.