Những đặc điểm mang tính quy luật của sự phát triển văn học nhìn nhận qua sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu


Một nền khoa học trưởng thành được đánh dấu bằng chính những phát hiện về tính quy luật của đối tượng nghiên cứu. Ngành nghiên cứu văn học của chúng ta đã đi khá nhẩn nha trong đòi hỏi đó. Một ví dụ điển hình là cho đến nay. chúng ta đã thông qua các bộ giáo trình, các công trình nghiên cứu chuyên sâu, tìm hiểu đến mức cảm giác bão hòa "không còn gì để nói đối với các tác giả tiêu biểu”. Thế nhưng việc nghiên cứu về những thực thể độc lập, "những hòn đảo cô đơn”, giữa họ không có những nhịp câu nối liền, cho dẫu đó là những tác giả khá gần gũi nhau về không thời gian, như Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, Nguyễn Gia Thiều vả Phạm Thái Nguyễn Trãi và hội Tao Đàn... Những tính quy định lịch sử-lôgich. những tương tác qua lại, chuyển hóa, bổ sung cho nhau giữa các vùng văn hóa. Văn học trong nước, giữa các thế hệ tác giả, tác phẩm... chưa được đặt ra ở cấp độ thỏa đáng. Trong các công trình khái quát văn học sử, còn thiếu những khái quát lớn lao gồm toàn bộ tính phức tạp của tiến trình phát triển hiện thực, thiếu một cái nhìn thấu triệt trong đó bao gồm sự lý giải đủ sức thuyết phục đối với tất cả các hiện tượng văn học vốn phong phú và mâu thuẫn, đa trị và nhiều tiềm năng.

Nhược điểm đó cũng không giành ngoại lệ cho Nguyễn Đình Chiểu. Ám ảnh bởi một định kiến tiên thiên là khi nói đến các danh nhân lịch sử, nhất là nói trong các đột kỷ niệm với không khí xúc động mang tính nghi lễ, hướng tới cha ông, hướng tới tổ tiên, những nhược điểm và hạn chế thường được đề cập một cách “cho có vẻ biện chứng”.   Nếu có chút áy náy nào do tính chất quá hiển nhiên của tư liệu dội vào tiềm thức khoa học thì công thức "hạn chế chung của thời đại", "hoàn cành riêng có nhiều khó khăn" lại được mang ra ứng dụng.

Hơn thế nữa. những định kiến lớn dối vói toàn bộ tiến trình phát triển lịch sử dân tộc  được hình thành lừ rất lâu trước khi có thể đưa ra những kết luận khoa học về đặc điểm và quy luật của tiến trình đó, tỷ như sự phẫn nộ không cần tranh luận đối với Nho giáo và vai trò của nó trong lịch sử phát triển của dân tộc, tỷ như tính ưu việt không cân bàn cãi của toàn bộ những giá trị tinh thần truyền thống... hình thành một phúc cảm sô-vanh tai hại, kiềm chế sự nảy nở và khẳng định bản lĩnh khoa học.

Để nghiên cứu khoa học tiến thêm một bước mới, đã đến lúc phải xử lý toàn bộ các tư liệu có thể có chứ không phải là lựa chọn lấy những tư liệu phù hợp với những kết luận có sẵn, với trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, phải tôn trọng điều ông tâm huyết, khẳng định, thậm chí ký thác, chứ không phải tâm trạng sư bất đắc dĩ và ép uổng cho ông; phải phân tích kỹ lưỡng tất cả những gì ông kiên trì bảo vệ và cả những đổ vỡ, những khủng hoảng tâm linh không thể nào tránh khỏi, những giới hạn ông không thể vượt qua và cắt nghĩa vì sao đã không thể vượt qua. Đã đến lúc phải đặt ông trong tiến trình phát triển cùng văn học dân tộc, xác định mối quan hệ giữa cuộc đời và tác phẩm của ông với những gì xảy ra trước và sau ông, phải sử dụng những tiêu chí đặc trưng của văn học để phân tích, lý giải và xét đoán về ông với tư cách là tác giả văn học, chứ không phải như một chiến sĩ ái quốc lấy ngòi bút làm vũ khí, lấy văn học làm trộm địa; phải xem xét ông như một mắt xích, một khâu trung chuyển, một tiêu điểm quan trọng của tiến trình phát triển văn học.

Thông qua sáng tác của ông, không chỉ cần thiết phải nhìn ra những mặt tích cực, mặt mạnh, mặt đi lên của văn học yêu nước , mà còn nhìn nhận cho được những giới hạn. Những khủng hoảng, những đổ vỡ của cả một truyền thống, một thời đại văn học. Thông qua sáng tác của ông, không chỉ cần thiết phải nhìn ra những mặt tích cực, mặt mạnh, mặt đi lên của văn học yêu nước, mà còn nhìn những giới hạn, những khủng hoảng, những đổ vỡ của cả một truyền thống, một thời đại văn học, những giới hạn đã dẫn đến bế tắc, đến tàn cục của một loại hình văn học,một mẫu tác giả. Tất cả những điều đó khẳng định tính quy luật của sự xuất hiện kiểu văn học mới ở giai đoạn tiếp theo.

Sáng tác của một tác giả lớn bao giờ cũng vậy, bao hàm hàng loạt vấn đề văn học sử. Một thời đại văn học ra đời, phái mòn và vận động đến tàn cục được thay thế bởi một thời đại văn học khác. Toàn bộ quá trình đó được đặc trưng bởi hàng loạt tiêu chí nội tại xác định, đó cũng là những tiêu chí để phân kỳ văn học sử. Theo chúng tôi, những tiêu chí đặc trưng đó gồm có: lý tưởng thẩm mỹ và quan niệm văn học hệ thống chủ đề, đề tài những hình tượng văn học cơ bản trung tâm, hệ thống thể loại, và cuối cùng là ngôn ngữ văn học. Nhìn nhận một tác giả theo chiều văn học sử, nghĩa là khảo sát sáng tác của tác giả đó theo những tiêu chí đặc trưng ấy.

Khác với nhiều nhà Nho tự biết mình hay chữ, có tuyên ngôn hẳn hoi về việc trước thư lập ngôn sáng tác thơ văn, không thấy Nguyễn Đình Chiểu giành một sự chú ý đặc biệt với việc viết văn làm thơ của mình.

Khi bàn đến việc trước tác nói chung, ông không nói nhiều về công việc của mình, mà binh luận, tán thưởng, ca tụng công việc của người khác  người khác đó là Khổng Tử:


               Nét mặt tu kinh ngăn đứa bạn,
                  Dâu xe hành đạo rạch trong trần
                    ... Phái đặng bút Chu biên sách Hán,
                Mọi nào dám tới cạo đâu dân.

                                                       (Tránh tưởng Khổng Tử)


                               Hai chữ cương thường giằng các nước,
                         Một câu trung hiếu dụng muôn nhà.
                                  Chở bao nhiều đạo thuyền không thẳm,
                         Dâm mây thằng gian bút chẳng tà
.

Lại nữa:
                                                                                                        Học theo ngòi bút chí công,
                                                                                                 Trong khi cho ngụ tăm lòng Xuân thu.


Người khác đó là "sáng dân lời biểu tối đầy đi xa", là Vân Tiên, Nguyệt Nga, Tử Trực... Trong bấy nhiêu dịp bày tỏ thái độ trực tiếp đối với việc trước thư lập ngôn hay sáng tác thơ văn, thái độ cũng như quan niệm văn chương của ông hoàn toàn không có gì mới lạ hơn tuyệt đại đa số nhà Nho trước ông hay cùng thời với ông đã từng bây tỏ. Tiếc rằng cũng từng có người do muốn khẳng định ở ông việc "đánh giặc bằng ngòi bút" là xuất phát từ một quan niệm văn học đặc biệt "đối lập với Nho giáo" nên đã giải thích hai câu thơ "Chở bao nhiêu dạo:.." quen thuộc (theo tinh thần "người chiến sĩ trốn mặt trận văn nghệ” gần gũi với quan niệm văn học của người chiến sĩ cộng sản.

Tính tích cực của quan niêm ‘'Văn dĩ tải đạo" trong hoàn cảnh lịch sử đặc biệt cuối thế kỷ XIX là chung cho tất cả các tác giả của văn học yêu nước trong giai đoạn đó, nhưng điều đó không giải thoát cho quan niệm văn học tránh khỏi bị phủ định vào giai đoạn kế theo, một sự phủ định tiến bộ, mang tính tất yếu lịch sử. Nguyễn Đình Chiểu là một trong những tác giả cuối cùng khai thác được tính tích cực trong lịch sử của quan niệm văn học truyền thống trước khi nó bị biến dạng vào đầu thế kỷ XX và bị từ bỏ - một cách thiếu lý luận - vào những năm 30.

Về phương diện chủ đề, đề tài, có thể tóm tất những chủ đề cơ bản trong toàn bộ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu là "Vô đạo, bảo dân, trung quân, ái quốc". Vì mặt bên kia là phản ứng chống lại tất cả những thứ làm nên mặt phủ định của những điều đó.

Một chủ đề quán xuyến toàn bộ sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu vừa thể hiện lý tưởng chính trị xã hội của ông, vừa định hướng đam mê của ông, hơn thế, quy định hành vi vì đời sống của ông, là chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo. Hình thành văn tài ở Huế dưới thời Minh Mạng, thời điểm mà tính chất chuyên chế của vương triều bộc lộ đầy đủ nhất, xu thế uốn nắn Truyện Kiều và các truyện Nôm tài tử giai nhân bằng một lôi giải thích quanh co và méo mó – điều đã khiến người tài tử Nguyễn Công Trứ bất bình bằng cách "văng vào” cái cô Kiều đáng thương những lời nhục mạ phũ phàng đến bất ngờ lúc mà chết của ông sau khi Hàm Nghi bị bắt báo hiệu chung cục của một  toàn thể, cả về cuộc đời lẫn văn chương, tất cả những nhà Nho trung quân ái quốc mà đỉnh điểm chung cực đó sẽ là Phan Đình Phùng.

Hệ  thống chủ đề, đề tài mà Nguyễn Đình Chiểu thể hiện trong tác phẩm của mình là tiêu biểu, điển hình cho hệ thống chủ đề, đề tài của văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX - cả trước lẫn sau khi Pháp xâm lược. Dĩ nhiên còn những mảng đề tài khác, thể hiện trong sáng tác của bộ phận tác giả khác, như Nguyễn Khuyến, và muộn hơn là Trần Tế Xương, dẫn đến sự ra đi của dòng văn học trào phúng, hay sự tái sinh của chủ đề tài tử giai nhân ở nhóm tác giả Dương Khuê, Chu Mạnh Trinh; Vũ Phạm Hàm... nhưng dòng chủ lưu của văn học thời kỳ này rõ ràng chảy trong sáng tác của Nguyễn Đình Chiếu. Hệ thống chủ đề, đề tài ấy chi còn sót lại một bộ phận chảy tràn sang đầu thé kỷ XX. Trong ý nghĩ đó, Nguyễn Đình Chiểu trở thành một trong những tác giả khép lại một giai đoạn phát triển của văn học sử, tiêu biểu nhất là sự khép lại của chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo, sự tự thù tiêu của cái cặp đôi "trung quân - ái quốc".

Trong lịch sử văn học Việt Nam hình tượng văn học " bản khổng phong phú lắm" . Thơ văn Lý - Trần thiên về việc tạo hình tượng cảm xúc, và nếu nói đến hình tượng nhân vật - thì có hai hình tượng chính: người anh hùng vệ quốc và bước đầu của hình tượng nhà Nho hành đạo - người trung nghĩa. Hai hình tượng đó được tiếp tục trong văn học thời Lê và hình tượng kẻ sĩ dần dần độc chiếm văn đàn. Cuối thế kỷ XVI trở đi người ẩn sĩ bắt đầu in đậm dấu ấn. Tiếp theo đó là hình tượng người anh hùng đời loạn, mẫu người tài tử giai nhân. Hình tượng văn học của cuối thế kỷ XIX về cơ bản là sự kết tinh toàn bộ những giá trị mà cũng là sự kết thúc của hình tượng người trung nghĩa.

Sự tiến hóa bình thường của xã hội đã tạo ra mâu thuẫn gay gắt và trên nhiều điểm là không thể điều hòa giữa mẫu người "trung, hiếu, tiết, nghĩa” vói mẫu người tài tử giai nhân". Chắc chắn là chỉ với chủ đề bảo vệ và thực hành Nho giáo, trong điều kiện tiến hóa xã hội bình thường các nhân vật chính diễn cửa Lục Vân Tiên không mấy có giá trị lịch sử. Lối sống theo bổn phận và nghĩa vụ. Thủ liễu cá nhân và thù tiêu đấu tranh, chấp nhận sự an bài của các đấng bề trên để chờ đợi "họa phúc đáo đầu chung hữu báo" chỉ là một niềm tin cổ tích, chỉ có lợi cho chế độ chuyên chế. Thế nhưng điều đặc biệt là lối sống bổn phận và nghĩa vụ trong phạm vi hẹp trong đời sống gia đình và các cộng đồng huyết tộc, trong các quan hệ bạn bè, tóm lại trong các cộng đồng ứng xử bằng tình cảm, bằng sự nhận nhượng và nhường nhịn, tại có thể phát huy tác dụng tích cực. Lối sống đó được cùng cổ bằng triết lý vị tha bằng ân nghĩa, trở nên đầm ấm, gây xúc dộng, dẫn tới hành vi bác ái. Lối sống đó trở nên đặc biệt có ý nghĩa tích cực khi gặp quốc biến, bởi nó giúp con ngươi hy sinh lợi ích hàn thân vi nghĩa cả. Cuộc kháng chiến chống Pháp cuối thế kỷ định hướng thái độ chung của toàn bộ các tác giả văn học yêu nước là đề cao bổn phận và nghĩa vụ: Lục Vân Tiên trở thành tác phẩm tiêu biểu cho xu hướng đó. Theo chúng tôi, đó là lý do chủ yếu khiến các học giả thực dân đặc biệt quan tâm đến tác phẩm này, kẻ thù muốn lý giải nguồn gốc súc mạnh tinh thần đáng kinh ngạc của người Việt Nam trước sức mạnh xâm lược tàn bạo cửa chúng. Nhưng khi hoàn cảnh lịch sử thay đổi đòi hỏi ở con người không chỉ sự vâng phục, tuân thủ, thực hành những chân lý có sẵn, mà phải tự suy nghĩ, tự quyết đoán, tự trở thành như người hào kiệt tự nhiên đầu thế kỷ XX, thì mẫu người sống theo bổn phận và nghĩa vụ lại trở nên không còn phù hợp nữa.

Con người tương thân tương ái, thấm đẫm tình cảm cộng đồng, chút hảo hán nghĩa hiệp ở Lục Vân Tiên là môi sáng tạo thành công của Nguyễn Đình Chiểu. Ở điểm đó bộc lộ rõ nét ảnh hưởng của truyền thông văn hóa cộng đồng, những yếu tố dân chủ tự phát và cả những đặc điểm văn hóa vùng Văn hóa Nam bộ. Đó cũng là một giao điểm có ý nghĩa giữa văn học bác học và văn học dân gian, ở điểm đó.

Nho giáo và văn hóa cộng đồng không xung đột. Con người cộng đồng theo cách mà Nguyễn Đình Chiểu hình dung sống khá thoải mái, khá yên ổn trong các chuẩn mực Nho giáo, thậm chí có thể nói là kết quả của sự giáo dục theo Nho giáo. Hình tượng văn học thành công nhất của Nguyễn Đình Chiểu, có ý nghĩa văn học sử quan trọng bậc nhất, là hình tượng người nghĩa binh, người anh hùng vô danh tiêu biểu cho sức mạnh,cho lòng dũng cảm tuyệt vời và đức hy sinh cao cả, xứng đáng đại diện cho toàn bộ những giá trị tinh thần dân tộc, với những sáng tác thơ văn yêu nước, ông trở thành đại diện xuất sắc nhất cho văn học yêu nước không chỉ ở Nam bộ mà trong phạm vi toàn quốc.

Nhìn chung toàn cục, ông là người đại diện cho chung cục của một thời đại văn học, nhưng vói việc sáng tạo hình tượng người anh hùng vô danh đại diện cho cuộc kháng chiến của dân tộc, ông lại là người mở đầu, mở đầu chỉ  một điểm. nhưng là điểm cực kỳ có ý nghĩa - cho trào lưu văn học chống ngoại xâm, và lập tức ở vị trí nhân danh toàn dân tộc chứ không chỉ một bộ phận, một thiểu số nào đó. Đóng góp quan trọng nhất của Nguyễn Đình Chiểu là ở đó. Một sự mở đầu như vậy không phải chỉ có ý nghĩa văn học sử Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế đậm nét. Tôi nghĩ rằng trong tương lai, khi bộ phận văn học đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa đế quốc trên phạm vi toàn thế giới được khảo sát một cách khoa học, Nguyễn Đình Chiểu chắc chắn sẽ được ghi nhận như một trong những tên tuổi có cống hiến nổi bật.

Nhiều nhà nghiên cứu thống nhất nhận định Nguyễn Đình Chiểu có đóng góp quan trọng về phương diện thể loại, đặc biệt là văn tế và truyện Nôm. Có thể nói, văn tế của Nguyễn Đình Chiểu là những tác phẩm văn học hoàn hảo nhất của ông, và có những bài văn tế của ông đã trở thành kiệt tác của văn học dân tộc. Trong văn tế, ông làm được những gì mà các bài văn tế nổi tiếng trước đây đã làm được, mà cả nhũng điều mà khổng có bài văn tế nào trước đây có thể làm được. Đọc văn tế của ông không chỉ dấy lên lòng căm thù hừng hực đối với quân xâm lược, tình cảm đồng bào thắm thiết, mối cộng thông giữa người còn với người  mất vì nghĩa lớn, mà còn vang lên lời ngợi ca bi tráng, tiếng đồng vọng hào hùng của chiến công trận mạc, những trầm tư sâu lắng về giang sơn đất nước... Lời văn tế vốn bi ai trở nên sống động lạ thường, đầy ắp thông tin và tràn trề xúc cảm. Không còn chỗ cho hư từ, cho tính ước lệ, cho cả sự trau chuốt. Với văn tế, ông như trở thành con người khác. Những bản hòa thanh viết nên từ máu và  từ nước mắt, từ chiến bại dó không làm ai bi lụy, mà xốc người ta đứng lên, vươn tới. Không ai, với một thể loại hiểm hốc, trong một bối cảnh khắc nghiệt như ông, đã tạo ra một cái gì kỳ diệu tương tự.

Nguyễn Đình Chiểu hứng thú đặc biệt với truyện Nôm và đã viết, không chỉ một mà là ba truyện Nôm. Khi xét tới đóng góp của ông vào thể loại này cần lưu ý tới tính chất đặc trưng của văn học Nam Bộ. Là vùng văn học hình thành muộn, dưới triều Nguyễn, những đại diện văn học quan trong nhất của khu vực này bị thu hút ra kinh đổ hay tham gia vào vùng đất khác. Việc Nguyễn Đình Chiểu trở về sống và sáng tác trên địa bàn này đã làm cho ông trở thành người khép lại mạch Nam tiến của truyện Nôm, tạo ra một đợt giao thoa mới giữa văn học dân gian và văn học bác học thông qua thể loại đó.

Bằng toàn bộ sáng tác của mình, Nguyễn Đình Chiểu đã góp phần quyết định nâng vùng văn học Nam Bộ lên ngang tầm phát triển chung của văn học dân tộc. Hơn thế nữa, trở thành bộ phận đi tiên  phong của chủ đề yêu nước chống ngoại xâm. Sáng tác của ông trở .thành nơi tổng duyệt lại hàng loạt những giá trị tinh thần truyền thống, và trên một số điểm, cho một thòi kỳ văn học mói, sẽ hình thành sau một đợt tổng kiểm duyệt trên phạm vi toàn quốc.

"Đội có đôi mắt một mi hiền như mắt con gái» kia vì anh đã thông cảm được vốn tất cả những khó khăn gian khó của nghề Lụa làm. anh tôn trọng nó và hết sức giúp đỡ Lụa trong công tác của cô, tuy Lụa biết rằng anh lớn hơn mình nhiều tuổi lại đã góa vợ và có con; hiện đứa con gái anh đang học lớp mẫu giáo mà Lụa dạy. Lụa cảm động biết chừng nào khi nghe anh bộ đội nói với mẹ mình :" Hoàn cảnh như con đi công tác xa, mẹ cháu lại mất sớm đi rồi, con lại càng rất ơn các cô mẫu giáo...». Ở đây, cũng như trong nhiều truyện ngắn khác, lời văn của Vũ thị Thường nhuần nhụy, những câu nói từ miệng người phụ nữ nông thôn (mẹ Lụa) rất thật, nó chứng tỏ tác giả có chịu khó tìm hiểu về mặt này. Tuy nhiên chúng tôi thấy cốt truyện ở đây còn đơn giản, nhẹ nhàng quá, người đọc chưa thấy hết sự cố gắng của Lụa và những khó khăn cô gặp trong công tác. Do đó câu chuyện còn thiếu sôi nổi, đậm đà sắt đối với nhà trường lúc này hết sức cần thiết.

Nhìn chung, tập Niềm vui chân chính ở một mức độ nhất định đã vẽ lên được một số hình ảnh đẹp về người giáo viên mới, xã hội chủ nghĩa với những nét khá điển hình. Nhưng theo ý chúng tôi, ở một số tác giả ngòi bút miêu tả còn thiếu chân thực, có phần hơi giả tạo; và một số khác, ngòi bút viết truyện ngắn và thế kỷ còn cần được rèn dũa thêm để nâng tác phẩm của mình lên trình độ những sáng tác văn học.