Tiếng ViệtEnglish

Văn tế Nôm sau khi Pháp xâm lược

Tác phẩm Văn tế Nôm

Nói đến Nguyễn Đình Chiểu, chúng ta không thể không nhắc đến kho tàng văn tế bằng chữ Nôm của ông gồm: Văn tế Trương Công Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh, Văn tế nghĩa sĩ  Cần  Giuộc...

Văn tế là bài văn đọc lúc tế người đã mất, thường để kể tính nết, công đức của người ấy và bày tỏ tấm lòng kính trọng và thương tiếc của mình. Cùng với sự phát triển của xã hội, nội dung văn tế cũng ngày một phong phú thêm. Đó là sự uất ức về cảnh nước mất nhà tan, xót thương cho những người dám hi sinh vì nghĩa lớn, lên án bất công như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc Văn tế Trương Công Định, Văn tế nghĩa sĩ trận vong lục tỉnh... Hầu hết, các tác phẩm văn tế được ông viết bằng chữ Nôm. Với giọng điệu hùng hồn trong lời văn tế xuất hiện ở phần ngợi ca công đức của người chết. Đây là giọng văn miêu tả hành động anh hùng của người nghĩa sĩ: Hùng hồn nghĩa là mạnh mẽ và lưu loát; ca ngợi.

"Ngòi bút, nghĩa là tâm hồn trung nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu đã diễn tả thật là sinh động và não nùng, cảm tình của dân tộc đối với người chiến sĩ, vốn là người nông dân, xưa kia chỉ quen cày cuốc, bỗng chốc trở thành người anh hùng cứu nước"  (Phạm Văn Đồng).

Bản quyền © 2012 Cổng thông tin Danh nhân văn hóa Nguyễn Đình Chiểu.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre.
Email: nguyendinhchieunganhangdulieu@gmail.com
Tel: 02753.850.394