Nguyễn Đình Chiểu có phải là tác giả Lục Vân Tiên không?

 

Quyển Lục Vân Tiên đến nay ai cũng cho là của Nguyễn Đình Chiểu soạn ra nhưng lịch sử sáng tác của nó thật chẳng đơn giản.

Trước hết là về năm sáng tác người ta cũng chưa biết được đích xác. Theo ý kiến chung của các nhà nghiên cứu văn học thì truyện Lục Vân Tiên đã được sáng tác vào những năm 50 của thế kỷ XIX (có thể là vào năm 1854), sau khi Nguyễn Đình Chiểu đã bị mù. Như vậy thì truyện đã được ông nghĩ ra trước trong óc ròi đọc cho học trò thân cân chép lại từng đoạn. Sau mỗi đoạn học trò lại đọc lại đoạn ấy để ông sửa chữa và cứ như thế cho đến hết truyện. Tập truyện cũng được phổ biến bằng lối truyền miệng do các học trò của ông phổ biến ra.

Chính Gabrien Aubaret đã phải sưu tập từng đoạn viết bằng chữ Nôm rồi dịch sang tiếng Pháp cho in trong tập Á châu báo (Jourman  asiatique) năm 1864. Bản dịch Pháp ngữ này không in kèm theo chữ Nôm và chữ quốc ngữ mà chỉ đề là Poème populaire annamite (Thơ dân gian An Nam), không ghi tên soạn giả. Điều này cũng không thành vấn đề mà vấn đề chỉ được đặt ra khi E. Villard trong tập EXCƯRSIONS ET RECONNAISSANCES (Du ngoạn và nhận xét), số 8 in năm 1882 ở Sài Gòn đã viết:

"Le poème appelé Lục Vân Tiên, du nom de son héros, est, sans contredit, 1'oeuvre la plus populaire de rAnnam. Tout le monde le sait par coeur, et il n’est pas de chaumière où l'on n'en entenđe chaque soir psalmodier des passages, même par des eníants, qui'souvent n’en comprennent pas le sens.
L'auteur du Lục Vân Tiên est inconnu; c'est à tort que ce poème a été atribué à un lettré đe la province de Vĩnh Long, nommé Nguyễn Đình Chiểu, qui n' a 1‘ait que le transerire en caractères démotiques et 1'importer dars la basse Cochin I chine, il V a cinquante ou soi; anìe ans Lục Vân Tiên est conriu au Tonkin de toute anti quité, et c'est peut - êtrẹ l'oe uvre (Tun de ces aèdes des premiers âges qui chantaient leurs compositions littéraires sọus ies tixer par 1'écriture, ce qui espliquerait comment nous en possédont plusierus textes différant sensiblement les uns des autres."

(Truyện thơ nhan đề Lục Vân Tiên, do tên của nhân vật chính, chắc chắn là tác phẩm bình dân nhất ở An Nam. Tất cả mọi người đều thuộc lòng và không ở ngôi nhà tranh nào lại không nghe thấy, vào mỗi buổi chiều, người ta ngâm đọc một vài đoạn thơ, kể cả trẻ con, nhiều khi không hiểu nghĩa gì.

Tác giả truyện Lục Vân Tiên không biết là ai; thật là một điều lầm lẫn khi người ta đem truyện thơ ấy gán cho một nhà Nho ở tỉnh Vĩnh Long là Nguyễn Đình Chiểu, người chỉ có làm công việc chuyển viết sang chữ Nôm và đưa vào Nam Kỳ khoảng 50 hoặc 60 năm về trước. Truyện Lục Vân Tiên đã được phổ biến ở Bắc Kỳ từ thời cổ, và có lẽ là công trình của một trong những nhà thơ xưa chỉ ngâm đọc mà không ghi chép lại các tác phẩm của mình. Điều ấy đã giải thích vì sao chúng ta có nhiều bản Lục Vân Tiên rất khác nhau).
Điều phủ nhận cho rằng Nguyễn Đình Chiểu không phải là tác giả truyện Lục Vân Tiên có thực đáng tin không ?
Chúng tôi đã giở lại các bản Lục Vân Tiên in trước năm Nguyễn Đình Chiểu mất (1888) thì thấy chỉ ghi như sau:
Lục Vân Tiên.

Poème populaire annamite transcrit pour la première fois en caractèces latins d'après les textes en caractères démotiques avẹc de nombreuses notes explicatives par Jeanneau. Ouvrage publié par ordre du Contre - Amiral Dupré, gouverneur et commandant en chef en Cochỉnchine. Paris, chaỉlamel aìné 1871 (Lục Vàn Tiên. Thơ dân gian An Nam phiên âm lần thứ nhất sang chữ quốc ngữ (La - tình hoá) theo các bản chữ Nôm với nhiều chủ thích.   Tác phẩm xuất bản theo lệnh cùa Chuẩn Đố dốc Dupré, thống đốc và tổng chỉ huy ờ Nam Kỳ. Nhà xuất bản Challamel ainé, Paris, 1873).

Lục Vân Tiên ca diễn:
Poèmes de rAnnam. Texte en caractères figuratifs trans - cription en caracstères latins et traduction par Abel Des Michels, Proíesseur à 1’Ecole des langues orientales vivantes. Paris, Emest Leroux. Editeur (Lục Vân Tiên ca diễn. Thơ Annam. Bản chữ Nôm phiên âm sang chữ quốc ngữ và dịch sang Pháp văn do Abel des Michels, Giáo sư trường sinh ngữ Đông phuơng thực hiện. Nhà xuất bản Ernest Lerouse, Paris).
Histoire du grand lettré Lauc Vian Té - ian. Pủème popuỉaire annamite. Traduction libre en vers Francais par Eug Bajot. Parìs - Challamel ainé Editeur ,1887. (Chuyện danh sĩ Lục Vân Tiên. Thơ dân gian An Nam do Eug Bajot phỏng dịch sang thơ Pháp. Nhà xuất bản Challamel ainé, Paris, 1887).

Chúng ta nhận thấy các quyển sách trên chỉ đề Thơ dân gian An Nam mà không ghi tên tác giả.
Các bản Lục Vân Tiên khắc bằng chữ Nôm của Tụ Văn Đường (1897) và của Liễu Văn Đường (1897) thì lại ghi VÂN TIÊN CỔ TÍCH TÂN TRUYỆN và không đề tác giả. Như vậy hai bản Nôm này ở miền Bắc đã cho Lục Vân Tiên là một truyện cổ tích được viết lại. Nhưng đáng để ý hơn cả là hai bản Nôm truyện Lục Vân Tiên in ở Quảng Đông: một bản đề:

                  Gia Định thành. Duy Minh Thị đính chính.
                  Quảng Đông nhai
                  Quáng Thịnh Nam phát thụ
                  LỤC VÂN TIÊN TRUYỆN
                  Việt tỉnh Phật Trấn.
                  Phúc Lộc đại nhai. Bảo Hoa Các tàng bản.
                  một bản dề: Gia Định thành
                  Duy Minh Thị đính chính
                  LỤC VÂN TIÊN TRUYỀN
                  Phật Sơn Bảo Hoa Các tàng bản

Cả hai bản Nôm này đều ghi tên người đính chính là DUY MINH THỊ (2) mà không thấy ghi tên người sáng tác, Chắc Duy Minh Thị đã tự mình chép lại trong dân chứng qua các bản Nôm chép tay hoặc qua những người thuộc lòng truyện đọc lại rồi ông làm công việc đính chính. Ông là người đồng thời với Nguyễn Đình Chiểu và là bạn của Tổn Thọ Tường thì phải biết Nguyễn Đình Chiểu là tác giả truyện.

Lục Vân Tiên, sao lại bỏ qua không ghi vào bìa sách mà chì đề có mỗi tên mình là người đính chính.
Có lẽ điều phủ nhận của E. Villard, cho rằng Nguyễn Đình Chiểu không phải là tác giả Lục Vân Tiên cũng dựa trên những lâp luận như vậy chăng? Bài viết ấy nhan đề là Etude sur la littérature annamite poesies et chants populaires (Nghiên cứu vè văn học An Nam.

- Thơ và ca dao tục ngữ) dài 47 trang gồm có 6 chương:

Chương I:  Nói về nguồn gốc người An Nam và tiếng Nam
Chương II:  Nói về thi pháp An Nam
Chương III: Phần tích truyện Lục Vân Tiên
Chương IV: Phân tích truyện Kim Vân Kiều
Chương V: Nói về ca dao
Chương VI: Nói về tục ngữ.

Bài viết này sau được in lại năm 1892 mang số 8, tập Excursions et Reconnaisances (Du ngoạn và nhận xét), số cũ là số 12 và thuộc phần thứ 11.

Chúng tôi đã trích dịch một đoạn trong chương thứ ba nói về truyện Lục Vân Tiên, còn việc đánh giá tư liệu của E. Villard xin để các nhà nghiên cứu có ý kiến.

Ở đây, chúng tôi muốn đề cập một chút đến phần đính chính của Duy Minh Thị. Ông đã sửa lại những gì, một số chữ, một số câu hoặc thêm bớt ra sao? Nguyên bản Lục Vân Tiên do Nguyễn Đình Chiểu đọc cho học trò mình chép lại như thế nào? Nếu đem tất cả mấy bản Lục Vân Tiên ra đối chiếu thì ta thấy bản Duy Minh Thị (1865) dài 2130 câu, bản Abel des Michels (1883) dài 2088 câu, bản Trương VTnh Ký (1889) dài 2076 câu, bản Tự Văn Đường (1897), bản Liễu Văn Đường (1921) dài 2034 câu, bản Phạm Văn Thình (1932) và bản Tân Việt (1951) đều dựa vào bản Trương Vĩnh Ký nên cũng dài 2076 câu, bản Dương Quảng Hàm (1944) dài 2267 câu.

Sự dài ngắn khác nhau ấy và sự dị biệt giữa các bản đã làm phức tạp thêm lịch sử sáng tác của quyển truyện, khiến cho có người đã ngờ rằng đó chỉ là một câu truyện cổ tích được kể lại và khiến cho E. Villard đã bảo rằng Nguyễn Đình Chiểu không phải là tác giả truyện Lục Vân Tiên.