Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây

TIỂU DẪN

Sau khi giới thiệu bài Hịch Trương Định trên tập san Nghiên cứa Văn học (số tháng 10-1960), chúng tôi nhận được bài Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây do một bạo đọc từ miền Nam gửi ra, kèm theo một bức thư nói rõ bài này trước đây rất được phổ biến trong Nam và thường được xem là hịch của Trương Định do Nguyễn Đình Chiểu soạn.

Mấy năm gần đây, bài này đã được Kiều nhà nghiên cứu Văn học và Sử học miền Bắc giới thiệu, nhưng chưa sưu tầm được toàn bài chỉ mới có một số đoạn dài ngắn khác nhau, đôi khi rất tối nghĩa, ghi theo trí nhớ của một số người già. Ngay đền tên bài cũng phân vân chưa định, khi thì gọi là Cáo thị sĩ phu,lúc lại gọi là Hịch đánh giặc Pháp. Có lẽ đây là làn đầu tiên nó được khôi phục trọn vẹo và giới thiệu rộng rãi trên mặt báo.

Căn cử vào nội dung bài hịch, ngoài phần tố cảo tội ác đẫm máu của địch và biểu dương lòng tin tưởng sắt đá của nhân dân vào chinh nghĩa, vào thống nhất Tổ quốc, vào thắng lợi cuối cùng với một khí thề hùng tràng, mạnh mẽ, nội dung bài hịch còn dành một phần quan trọng để kêu gọi  "các quân" và "các làng" - tức quảng đại quần chúng - xông lên đường giết giặc cứa nước, chúng tôi thấy đầu đề Hịch kêu gọi nghĩa binh đánh Tây là thích hợp hơn cả.

Cũng cần nói thêm nội dung tư tưởng bài hịch, mặc dù cò nhiều ưu điểm, vẫn không thoát khỏi phần hạn chế của thời đại, của giai cấp, và rải rác trong bài vẫn có một số câu, một số đoạn ca tụng Tự đức cùng triều đình Huế. Về tác giả, bức thư miền Nam gửi ra có nói bài này do Nguyễn Đình Chiểu soạn cho Trương Định. Chúng tôi nhận thấy ý kiến đó rất đáng chú ý. Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu có ghi rằng ngay sau khi Đại Đồn thất thủ (1-1861;nhất là sau khi mất ba tỉnh miền đông (1862), ông đa hết lòng giúp đỡ lãnh tụ nghĩa quân Trương Định trong công cuộc chống Pháp. Cho nên rất có thể bài này đã được ông làm ra trong cao trào chống Pháp sau 1862 do Trương Định cầm đầu. Nếu nha sự đoán định trên là đứng thì có thể nói thêm rằng bài này không thề viết sau năm 1861, vì Trương Định mất vào thảng 8 -1864.

Bài hịch
                  Lời truyền cáo thị nói vời sĩ phu:
                  Nước Nam là một mối Xuân thu.
                  Chúng nó toan lòng bội nghịch.
                  Dân ta gặp lúc loạn lý,
                  Chẳng qua là trời khiến tới buổi gian nguy,
                  Cho nên nỗi ách nước phải nghìn cơn hoạn nạn.
                  Đời trị loạn sách xưa còn chép bản,
                  Lẽ chính tà đời trước hãy treo gương.
                  Hễ người khôn xem xét cho tường,
                  Thà đứa dại lỗi lầm cho đáng.

                  Há chẳng thấy :

                 Hung nô. chống Hàn. tưởng mạnh như hùm, binh đông như cô, cướp ải lang, giành ải hổ, vãn tuồng rồi, nô cũng là nô ;

                  Dễ chẳng xem :

                  Đột khuyết đả Đường voi ẩn chật núi, ngựa tề chật đồng, trốn bắc, đốt trấn đông, dỡ rạp hết.
                  Đột thời là Bột Xe thơ Hán hãy còn tóm một
                  Phong cương Đường nào rẫy chia hai.

                  Như cùng Tây nay:

                  Ngàn trùng non nước cách xa
                  Trăm việc ở ăn khác thói.
                  Tuy cậy có tàu đòng, ống khói,
                  Tuy là nhiều súng thép đạn chì,
                  Ví mấy năm qua đánh biên thùy,
                  Dư trăm trận càng hao ngôi tướng soái.
                  Đòi xin  ba tỉnh lời nào rằng phải,
                  Đắt phạt muôn dân của mấy cho vừa,
                  Và như việc đánh nhau thì phải hơn thua,
                  Chở huống chi mọi lờn thề ai đành đề vậy.
                  Ở đâu mà chẳng thấy :
                  Đào mồ mả, phá miếu chùa, làm những việc bất nhân.
                  Ở đâu mà chẳng hay
                  Đốt nhà cửa, hãm vợ con, làm những điều vô đạo !


Một thời thái bình thịnh dạt trong lịch sử Trung Quốc, gọi là thời Xuân thu, tiếp sau đó là  thời Chiến quốc loại loạn lạc. Ý nói  trước  ta đang yên ổn thì giặc Pháp kéo tới gây chiến. Một bộ tộc ở phía bắc thường kéo quân vào đánh với địa Trung- Quốc dưới đời Hán. Tên một bộ tộc ở phía bắc các sa mạc châu Á (càng giống với người Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay), thường tràn xuống đánh phá Trung Quốc dưới thời Đường. Dịch chữ “xa thư”, nghĩa là xe đi cùng sách viết cùng chữ. Ý nói giang sơn nhà Hán vẫn còn nguyên vẹn.

                  Trời nào để dân ta đội gông tróng,
                  Trời nào đề lũ nó rảnh ăn chơi.
                  Xưa nay ai mạnh bằng trời,
                  Đâu đó vật còn có chủ.
                  Kính Phú Xuân là nơi thiên phú,
                  Vua Tự Đức ta thiệt đường thánh thông.
                  Hơn ba mươi tỉnh cộng đồng,
                  Hơn sáu mươi năm huệ dưỡng.
                  Văn Tổ nhiều người làm tướng,
                  Man di nhiều nước đến chầu.
                  Xưa kia Tây đã cúi đầu,
                  Nay lại Tây nào trơ mặt.
                  Bớ các quân ơi !
                  Chớ thấy chín trùng hòa nghị  mà tấm lòng địch khái nỡ phôi pha;
                  Đành rằng ba tỉnh giao hòa mà cái việc cừu thù đành bỏ dở.
                  Nào những thuở,
                  Rèn mác thông, đương nòng gỗ, ra đường hăm hở, trông như đâm ai chém ai ;
                  Đến bây giờ,
                  Rờ bạc nén, điểm tiền trăm, vào cửa lom khom, ra mặt quỷ nó lạy nó.
                  Mặt nào tới bằng ngày nọ
                  Mặt nào là xuất thú buổi ni.
                  Đã thề nguyền ra sức đánh
                  Tây Lại tiếc của trơ về đầu giặc
                  Làm như vậy là rẽ phân nam bắc , một sợi tư mà nỡ nhuốm Xanh  vàng.
                  Là ra chỉ cho thầy Địch thở than, làm chi cho ông Châu động khóc
                  Bớ cốc làng ơi !    
                  Ơn thủy thổ thầy đều mang nặng,
                  Việc thần dân chớ khá lỗi nghì,
                  Phải che đậy nhau mà nương đãi thì,
                  Đừng lầm tin nó mà xui ra đầu thú.
                  Chớ thấy đồn dưới Gò Công thất thủ mà trở mặt hại nhau ;
                  Chớ nghe bảo trên Bến Nghé phân cư mà đành lòng  theo.