Đạo Nho và các nhân vật tri thức trong sáng của Nguyễn Đình Chiểu
Nhân vật trí thức trong các truyện thơ Lục Vân Tiên, Dương Từ - Hà Mậu, Ngư Tiều, y thuật vấn đáp mà tôi muốn nói ở đây. Trước hết là người thạo chữ Hán, thông hiểu kinh truyện của đạo Nho. Vậy trước hết cần tìm. hiểu vấn đề đạo Nho (theo quan niệm Nguyễn Đình Chiểu, từ đó mới có cơ sở để nhận xét và đánh giá các nhân vật trí thức trong các sáng tác trên của ông.
Bất kỳ chế độ phong kiến tập quyền ở nước nào, ở châu Âu hay châu Phi, châu Á cũng đều dần dần dựa vào một hệ tư tưởng thống nhất. Ở châu Âu, và ở các nước Ả Rập, Ấn Độ, đó là các thứ tôn giáo khác nhau được coi như quốc giáo. Ở Trung Quốc, đó là đạo Nho. Ở Việt Nam, Nhật Bản, Triều Tiên, đạo Nho cũng dần dần được chế độ phong kiến tiếp thu. Trong bốn nước trên, thời phong kiến các thứ tôn giáo được tự do truyện bá với điều kiện là tuyệt đối không được công kích đạo Nho, trước hết là Không, Mạnh; trong khi đó người ta vẫn có thể tự do bài bác các tôn giáo khác. Chỉ có chế độ tư bản dựa trên cơ sở tự do cạnh tranh về kinh tế thì mới chấp nhận nhiều hệ tư tưởng, nhiều thứ chủ nghĩa và triết học khác nhau.
Nhưng cũng như mọi tôn giáo khác làm chỗ dựa cho giai cấp phong kiến, đạo Nho muốn được nhận dân nghe theo, thi về mặt đạo đức, nghĩa là về tiêu chuẩn trong mọi quan bộ xã hội, như quan hệ giữa cha con, vợ chồng, anh chị cai, bạn hữu, nó phải chấp nhận những tiêu chuẩn được nhân dân thời phong kiến thừa nhận là đúng đắn, tốt ; tất nhiên là nó phải đầy các tiêu chuẩn ấy đến chỗ tuyệt đối, chế biến nó đi, thí dụ như từ chỗ con cái phải tôn trọng và yêu mến cha mẹ, nó đề cao hết mức quyền tuyệt đối của người cha đối với con, từ sự chung thủy giữa vợ chồng, nó quy đinh cho người chồng có quyền tuyệt đối đối với vợ, rồi biến các tiêu chuẩn ấy thành luật lệ, lại chụp lên mọi tiêu chuẩn về mọi quan hệ xã hội tiêu chuẩn trung quân, tất cả để làm cho toàn bộ hệ ý thức có lợi cho giai cấp phong kiến và chế độ quân chủ.
Dù sao, ta cũng thấy trong một mức độ nhất định, đạo đức thông thường giữa cha con anh em, vợ chồng, bè bạn và trong một thời kỳ nhất định nào đó, quan niệm trung quân nữa, đạo đức ấy vẫn là của nhân dân, vượt quá mức nó mới trở thành đạo đức phong kiến. Một mặt khác, vì dưới chế độ phong kiến ở Trung Quốc và một số nước châu Á, các triều đại phong kiến thường lật đổ nhau, và trong nhiều thời kỳ, giai cấp phong kiến phân hóa làm nhiều bộ phận khác nhau, có khi đối lập nhau, căn bản vì quyền lợi, cho nên cái gọi là đạo Nho cũng bao gồm nhiều phe phái, chồng chất tích lũy trong nhiều đời trong đó xét theo quan điểm lịch sử thì có xấu, có tốt lẫn lộn, cho người đời sau tùy ý tán tụng, phát triển phái nào đó, chống các phái khác. Hơn nữa bên cạnh kinh truyện của đạo Nho thì lại có sử, và những gương trong lịch sử thì nhiều khi vẫn có thể sử dụng tùy tiện mà không mang tiếng là vượt ra ngoài đạo đức thánh hiền. Ngoài ra, những thần thoại cổ, hoặc điền tích rút lừ truyện ngắn tiểu thuyết, hí kịch của thị dân thời phong kiến ở Trung Quốc, hoặc thi ca xưa, vẫn có thể được xếp vào phạm trù "đạo Nho" và được tùy ý vận dụng. Dưới thời Nguyễn Đình Chiểu, các nhà nho yêu nước như Phan Văn Tri vẫn sử dụng đạo Nho để chống bọn bán nước như Tôn Thọ Tường, bọn này cũng lại vận dụng đạo Nho để tự bào chữa.
Chính vì ba nước trên tiếp thu một cách mềm dẻo văn hóa Trung Quốc, nên chống lại được sự bành trướng của phong kiến Trung Quốc, không để cho Trung Quốc thôn tính như đã thôn tính nhiều dân tộc ở Hoa Nam kìm hãm các dân tộc ấy trong vòng ngu dốt.
Thời Trung cổ, ở châu Âu đã có tôn giáo thống nhất là đạo Thiên chúa. Dưới thời Phục hưng, do giáo sĩ và giáo hoàng đã thôi nát, nhưng chủ yếu là do mâu thuẫn quyền lợi giữa Nhà thờ và phong kiến cầm quyền, mâu thuẫn giữa phong kiến và nhà Vua được tư sản ủng hộ, nên có các phong trào cải cách tôn giáo và chiến tranh tôn giáo khốc liệt, nhưng mỗi nước phong kiến tập quyền đầu cổ một quốc giáo mà thôi. Ở các nước chưa thống nhất hồi ấy như Đức, thì các nhóm lãnh chúa khác nhau, căng mỗi nhóm đề cao một tôn giáo (hoặc là đạo Thiên chúa, hoặc là đạo Luy-te) Các nước theo đạo Hồi là các nước Ả Rập. Đạo này thích hợp với dân du mục và lái buôn dưới chế độ phong kiến.
Tần Thủy hoàng đốt sách, chôn học trò, chính là để thống nhất với hệ tư tưởng. Nhưng y không dừng sách của Khổng, Mạnh vì Khổng Mạnh đề cao nhà Chu mà Tần thi diệt Chu chỉ sau này đến đời; nản thì đạo lý của Khổng Mạnh mới được đề cao sau khi được chế biến và cắt gọt cái phần cụ thể là đề cao nhà Chu , chỉ rút lấy cái ý trừu tượng là tôn quân.
Điểm trên của cái gọi là đạo Nho, giúp ta hiểu được tại sao dưới chế độ phong kiến mục nát đến để cho nước bị mất, mà Nguyễn Đình Chiều người ra sức ca ngợi bảo vệ đạo Nho và Khổng Tử, luôn luôn đề cao tam cương ngũ cương, sáng tác theo quan điểm "văn dĩ tải đạo": "Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm, Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà" — Đạo đây là đạo Nho - thế mà tư tưởng của ông về mọi vấn đề của cuộc sống chứ không phải chỉ có tư tưởng yêu nước yêu dân thôi, lại là tư tưởng rất tiến bộ, có tính nhân dân sâu sắc. Nếu ta theo dõi việc đọc sách của Nguyễn Đình Chiểu qua các điển tích, lời lẽ mà ông đã trích dẫn, thì sẽ thấy có lẽ ông đọc các sách chính thống của đạo Nho, những kinh truyện cơ bản của Khổng Mạnh và Tống nho, không sâu không nhuyễn lắm, chọn lựa cũng tùy ý mình "chỗ hay nương lấy ý mình suy ra" (Ngư Tiều y thuật vấn đáp) như ông nói, nghĩa là tiếp thu đạo thánh một cách có sáng tạo, nhưng ông đọc khá nhiều sách về sử học, y học, lại vận dụng nhiều điều tích rút lừ tiểu thuyết, hý kịch Trung Quốc. Bởi vậy ông hiểu đạo Nho một cách rộng rãi. Khi Lục Vân Tiên đi thi, nghe Tử Trực hỏi ông Quán rằng:
" Thương dân sao chẳng lập thân,
Để khi nắng hạ toan phần lắm mưa ?"
thấy ông Quán trả lời rằng:
...Nghiêu, Thuấn thuở xưa
Khổ ngăn Sào Phủ,khôn ngừa Hứa Do...
Thì Vân Tiên nhận xét:
Rừng Nhu biển thảnh mênh mông
Dễ ai lặn lội cho cùng vậy vay!
(Lục Vân Tiên)
Nghĩa là qua nhân vật Lục Vân Tiên Nguyễn Đình Chiểu chấp nhận rằng những nhân sinh quan trái ngược hẳn nhau văn thuộc đạo Nho cả. "Rừng Nho, biển thánh mênh mông". theo cách nói của chúng ta là chứa chất đầy màu thuẫn. Đi sâu vào quan niệm về tam cương, ngũ thường của Nguyễn Đình Chiểu, ta càng thấy rõ tư tưởng của ông có tinh nhân dân sâu sắc chứ không phải là đạo lý cứng nhắc của Khổng Mạnh và Tống Nho. Trong Lục Vân Tiên, tư tưởng trung hiểu tiết nghĩa là chủ đề chính của truyện thơ theo dụng ý của tác giả. Lục Vân Tiên viết trước khi giặc Pháp xâm lược, cho nên tư tưởng trung quân, ở đây vẫn có khía cạnh tích cực ở chỗ cả nước Việt Nam thống nhất có một vua làm chủ mà thôi. Nhưng trong truyện này, qua nhân vật ông Quán tức là một tri thức không thích công danh, đi làm nghề bán hàng cơm, Nguyễn Đình Chiểu đã lên án hết sức các vua chúa thuở xưa làm hại dân. Tất cả mọi thứ ghét của ông Quán là ghét các vua chúa làm cho dân "sa hâm, sẩy hang", “lầm than", "làm dân nhọc nhằn","lằng nhằng rối dân"; ông "ghét cay ghét đắng ghét vào tận tâm". Nói là "ghét đời" nhưng thật chỉ là ghét vua chúa tàn ác của đời ấy. Đối với các vua như thế thì "trung" sao được. Còn mọi thứ "thương" của ông Quán chỉ là thương các nhà nho vất vả, bị vua chúa bạc đãi, tuyệt đối không thấy nói thương một ông vua nào dù là vua thật tốt.
Trong "Dương Từ - Hà Mậu" khi Dương Tử qua sông, gặp ông lái đò cũng là một trí thức, một chí sĩ đi làm nghề lái đò để sinh sống, ông lái hỏi Dương Từ cỏ phải là người có mỗi thứ lớn (ám chỉ việc trốn giặc Pháp) nên giả làm sư không, cứ nói thật thì ông sẽ giúp. Dương Tử biết ông lái là người khác thường, nhưng tại khuyên ông ta sao không mang tài ra " phò vua giúp nước lập danh đề đời ", liền bị ông lái chê cười:
Ngư rằng: Lời kheo cợt nhau
Ai từng khát nước đứng đầu bờ ao?
Đời nay cỏ khác xưa nào
Đất dày thăm thẳm, trời cao mù mù.
Bốn mùa thành quách lảm xâu
Dân gầy nước ốm, mỡ dầu cũng khổ
Thấy đời danh lợi muốn phô
Khác nào con chấu nhảy vò thếp dầu
Từ rằng: xưa sách cỏ câu
Công thành danh toại ai hầu chê ai?
Ngư rằng : Xưa đấng hiền tài
Lập thân hả chẳng biết bài báo thân
Dầu vinh cũng tiếng nhân thần
Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì?
Chớ tham lộc nước đời suy
Bẫy chim, lưới thỏ e khi mắc nàn...
(Dương Từ, Hà Mậu)
Đoạn thơ trên chắc chắn được viết ra sau khi Tự Đức xảy Vạn niên cung, bị Đoàn Hữu Trưng lãnh đạo nhân dân nổi loạn, chút nữa thì giết chết vua (1866). Tự Đức nhân đó, giết chết cả mấy bố con người anh cả mình. Đấy cũng là thời kỳ Tự Đức sai Trương Văn Uyển vào ba tỉnh miền Tây vơ vét hết vàng bạc xây cung điện và nộp chiến phí cho giặc Pháp theo hòa ước cắt ba tỉnh miền Đông nhường cho giặc. Rõ ràng ở đây, Nguyễn Đình Chiểu vì lòng yêu nước thương dân, đã quẳng chữ trung quân đi. Trong nhiều bài thơ yêu nước cũng như trong "Ngư Tiều y thuật vấn đáp" cũng có lúc Nguyễn Đình Chiểu nhớ vua tức là nhớ nước, hy vọng vua sẽ giải phòng Lục tỉnh khỏi ách giặc Pháp, nhưng phần nhiều ông tỏ ý mất tin tưởng ở vua và triều đình, phê phán vua, oán giận vua, căm ghét vua và nghĩ đến Việc thay đổi triều đại. Nhưng tất cả những ý rất tiến bộ ấy đều núp dưới cái vỏ kinh sử của đạo Nho. Khi phê phán dữ dội, tức là muốn theo gương Khổng Tử :
Học theo ngòi bút chí công,
Trong thi cho ngụ tấm lòng Xuân Thu
(Ngư tiều y thuật vấn đáp)
Thực ra thì mặc dầu không thoát khỏi ý thức hệ phong kiến (mà làm sao có thể thoát được Nguyễn Đình Chiểu trung quân hay không đều xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, đạo Nho ở đây chi là cái vỗ tất nhiên cái vỏ cũng có thể hạn chế cái ruột, một sự hạn chế lịch sử. Nhưng nếu cứ ra sức trích dẫn để mà khẳng định rằng Nguyễn Đình Chiểu theo đạo Nho, hoặc còn mê tín ở chỗ này chỗ khác , thì là không hiểu và không giải thích được toàn bộ hệ tư tưởng Đồ Chiểu.
Đối với chữ hiếu, tự tưởng Nguyễn Đình Chiểu cũng cổ tính nhân dân. Ông là người chi hiểu, các nhân vật như Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga cũng như vậy, nhưng bố mẹ các nhân vật ấy nhân từ, hiền hậu đối với con. Còn các ông bố bà mẹ tham danh tham lợi như bố, mẹ nhân vật Võ Thể Loan thì bị ông lên án nghiêm khắc. Chữ hiếu trông thơ văn Nguyễn Đình Chiểu rất thoải mái mà cực kỳ hiếu chứ không khó chịu như trong thơ của tác giả Nhị thập tử hiếu diễn Nôm, Lý Văn Phức, một nhà nho đẽo gọt từng chữ một. Nguyễn Đình Chiểu cũng không đẩy chữ tiết đến chỗ quá đáng vì ông chấp nhận tình yêu trong quan hệ vợ chồng và Kiều Nguyệt Nga giữ tiết đến cùng với Lục Vân Tiên là vì rất yêu. ông cho rằng bố mẹ dựng vợ, gả chồng cho con cũng có thể rất lầm lẫn. Còn Lục Vân Tiên khi biết Kiều Nguyệt Nga giữ tiết với mình thì quỳ xuống lạy nàng ba lạy chứ không cân giữ thể diện một quan nguyên soái đã đỗ trạng nguyên chút nào cả. Trong nhiều cuốn tiểu thuyết của châu Âu và cả của Liên Xô, chúng tôi thấy vẫn có kiểu nhân vật suốt đời chỉ yêu một người chỉ yêu một lần như Nguyệt Nga và rất được đề cao. chứng tỏ trong xã hội hiện đại vẫn có kiều người tương tư như Kiều Nguyệt Nga và được coi là kiều người rất đẹp. Còn Võ Thể Loan không phải chỉ là người không biết giữ tiết mà còn là tội phạm, cùng với cha thị định giết người. Trong quan hệ gia đình, trái với tư tưởng trọng nam khinh nữ và tư tưởng đề cao tuyệt đối quyền của người cha của đạo Nho, các nhân vật Mộng Thê Triền, Bào Tử Phước trong "Ngư tiều y thuật vấn đáp" cũng là những nhân vật nhà nho bỏ đi làm tiều, làm ngư, tuy gọi là "vợ trót, con buộc", nhưng thực ra hết lòng chăm lo chạy chữa cho vợ, con, hy sinh vì vợ con. Nguyễn Đình Chiểu cũng không lấy mấy chữ quyền huynh thế phụ để đối đãi với em, mà trong bức thư gửi cho em còn trẻ tuổi mà đã muốn lấy vợ lẽ ,ông cũng dùng lời lẽ hết sức từ tốn nhẹ nhàng, để can ngăn rất đúng người em không nên đua đòi nhà quyền quý mà phải giữ lấy đạo đức của "người tiện sĩ bần nho". Đạo thánh dạy "bất hiếu hữu tam, vô hậu vĩ đại", nhưng ông thi lại lấy điền tích lịch sử ra mà khuyên em là không có, con cũng không sao. Ngoài ra, ông còn dạy em là "Được trị dân chớ khá học sơ sài; phép dạy trẻ chớ nên oai bằm trợn". Tôi nghĩ rằng về mặt này Nguyễn Đình Chiểu còn đúng mực hơn nhiều ông anh ông bố nóng tính hiện nay. Quan niệm của Nguyên Đình Chiểu về tình bằng hữu trong Lục Vân Tiên có khác chi quan niệm của chúng ta hiện nay? Quan điểm về lòng yêu nước, về tư tưởng nhân nghĩa của ông, đối với chúng ta vẫn còn cao vời vợi không có gì là lỗi thời cả.
Lục Vân Tiên rất mực nhân nghĩa, sẵn lòng tha cho cả vợ chưa cưới hay bạn đã định giết mình. Nhưng lòng ghét những kẻ hôn quân, bạo chúa, những kẻ xu nịnh, bản nước, cướp nước, những kẻ nhà giàu tham tàn, những lên lang băm, bà mụ ngu dốt và hám lợi làm chết người, những kẻ gian tà mọi loại trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là lòng căm ghét rất mãnh liệt, nhất là ghét bọn giặc cướp nước và bọn vua quan làm hại dân. Trút cái vỏ đạo Nho, tư tưởng Nguyễn Đình Chiểu về mọi phương diện là tư tưởng tiêu biểu nhất cho quảng đại quần chúng lao động đương thời, là kết tinh của phẩm chất dân tộc đương thời loại trừ đi phần hạn chế lịch sử của thời đại, tư tưởng ấy, tình cảm áy còn giáo dục được chúng ta ngày nay một cách sâu sắc về nhiều mặt.
Với quan điểm tư tưởng như vậy, Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng những nhân vật trí thức trong ba tập truyện thơ của mình, nhân vật tốt cũng như nhân vật xấu. Trong khi nước cần chưa bị giặc Pháp xâm lược, lý tưởng của ông là con người toàn diện như Lục Vân Tiên, con người ấy là một nhà nho, nghĩa là tri thức theo cách nối của chúng ta, trí thức hạng nhất, nhưng cũng là người võ nghệ cao cường, cầm quân đánh giặc cứu nước giỏi cũng vào bậc nhất đạo đức tại tuyệt vời, đạo đức nhân dân dưới cái vỏ đạo Nho như trên chúng tôi đã phân tích. Con người ấy chỉ "nổi trận lôi đình" trước bọn giặc cướp, ngoài ra thì lúc nào cũng ăn nói, cử chỉ đúng mực, phong lưu, nho nhã mặc dầu người ta thổ lỗ, cục cằn, xúc phạm đến mình hay thậm chí đã làm hại mình. Khi đã "đánh tan lũ kiến đàn ong" để cứu Kiều Nguyệt Nga, con người ấy tỏ ra là quá đạo đức, nhưng cũng hết sức đáng kính đáng yêu:
Khoan khoan ngồi đó chớ ra!
Nàng là phận gái, ta là phạn trai.
Con người ấy khi bị đui mù và biết là bố Võ Thể Loan định giết mình, chỉ cười nhạt :
Nực cười con tạo trở trinh
Chữ duyên tráo chác, chữ tình lãng xao.
Con người ấy có thể quỳ lạy người yêu của mình để cảm ơn về lòng chung thủy. Con người ấy đã trải qua biết bao nhiêu gian nguy nhưng không lúc nào sờn lòng nản chí. Tôi nghĩ rằng trên cơ sở chủ nghĩa xã hội, chúng ta đào tạo con người mới, nhưng con người mới của chúng ta, con người mới toàn diện phải kế thừa Lục Vân Tiên. Phải hỏi rằng không kể những nhân vật lịch sử có thật lỗi lạc nhất vừa là anh hùng dân tộc, vừa là nhà văn nhà thơ như Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Trỗi, thì trong sáng tác văn học của chúng ta từ xưa cho đến Đồ Chiểu chưa có một nhân vật tiểu thuyết nào sống chói như Lục Vân Tiên. Vì vậy không lạ gì cuốn truyện thơ mặc dầu có nhiều câu hát vụng về, nhiều chi tiết vô lý, nhiều đoạn viết không có nghệ thuật, vẫn được nhân dân yêu thích đến như thế.
Trong quan điểm con người toàn diện, theo lý tưởng của Nguyễn Đình Chiểu, đạo đức vẫn được đặt lên, hàng đầu đạo đức nhân dân có cái vỏ Nho giáo. Học trước hết là để "học làm người " như ông nói. Mặt khác, lý tưởng về con người toàn diện ở đây vẫn tôn trọng cá tính như nhân vật Hán Minh trong Lục Vân Tiên vừa hay văn vừa giỏi võ, lại có đạo đức cao, nhưng vẫn là con người thẳng đuột hay nóng tính.
Nguyễn Đình Chiểu hết sức coi trọng việc học. Trong khi nước chưa bị giặc Pháp xâm lược, ông nghĩ rằng học có thể để thi đỗ làm quan, mang tài ra phò vua giúp nước, như Lục Vân Tiên, Vương Tử Trực, nhưng cũng có thể chỉ để làm người có đạo đức cao cả như ông chủ hàng cơm trong Lục Vân Tiên. Nhưng đến khi nước bị giặc xâm lược thì ông không còn nghĩ đến việc học đề thi đỗ làm quan nữa, bởi lẽ "Dầu vinh cũng tiếng nhân thần, Trâu cày ngựa cưỡi cái thân ra gì ". Tuy vậy, bao giờ ông cũng coi trọng việc học hơn cả. Trong quan niệm của ông, sĩ, nông, công, mọi nghề là ngang nhau, và ông đã viết nhiều bài thơ vô đề tài này ; nhưng trong bài Sĩ ông không nói gì tới việc đi thi, làm quan mà chi nhấn mạnh vào chỗ:
Câu văn thêu dệt đời đời chuộng
Mùi đạo trau giồi bữa bữa no.
Vì coi trọng việc học như vậy nhưng lại coi mọi nghề ngang nhau, trước hết dùng đạo đức để bình giá con người, cho nên nhân vật tốt trong các truyện thơ của Nguyễn Đình Chiểu, giá trẻ gái trai, từ ông quan, học trò, thầy thuốc cho đến ngư tiều, ông chủ quán cơm, chú tiều đồng, những người lao động, đều là những nhân vật cỏ học, nghĩa là trí thức cả. Tất nhiên, ngư tiều là những mô túyp sáo mòn trong văn nghệ Trung Quốc. Nhưng ở Nguyễn Đình Chiểu, những nhân vật thuộc nhân dân lao động ấy đều có máu thịt tinh thần của Nguyễn Đình Chiểu, nên Ông mô tả họ với một ngòi bút trữ tình có sức truyền cảm mạnh. Dù ông quân, ông ngư, ông tiêu, chủ tiều đồng ở đây cũng một phần là Nguyễn Đình Chiểu mà thôi, nhưng phần khác, những nhân vật ấy cũng thể hiện lòng ưa chuộng đạo lý và tính rộng rãi, hào hiệp lòng dũng cảm của nhân dân lao động miền Nam. Vả lại, Nguyễn Đình Chiểu có suy nghĩ căn cứ trên thực tế để mô tả ông ngư tiều chứ hoàn toàn không phải là viết hời hợt theo mô túyp mòn cũ trong "Dương Từ — Hà Mậu" khi Dương Từ hỏi ông tiều vốn là dòng dõi nhà nho là nếu không đi thi, làm quan thì,
Ở trong tạo hóa một lò
Thiêu, chi nghề nghiệp mà bo theo tiều?
Ông tiều liền trả lời:
...Cửa thánh gương treo
Dừng đời chàng đặng chớ theo đời dùng
Nghề như các bạc thiên công
Nghiệp như ý tý cũng không ra gì
Bao nhiêu nghề nghiệp đều khi
Chẳng khi nào khéo lấy chi đời dùng?
Voi kia cao lớn đen sì
Cặp ngà chẳng dụng can chi lạy mình ?
Cọp kia nanh vuốt như binh
Tăm da không dụng ai rình đâm chi ?
Lấy trong việc ấy mà say
Những nghề đời dụng ra gì xưa nay!
Ta nhớ cản búa trong lay
Theo nơi rừng, bụi tháng ngày thảnh thơi..
Ở đây, không phải Nguyễn Đình Chiểu qua miệng ông Tiều mà khinh mọi nghề. Ông rất coi trọng, người lao động và ông cũng tự nhận mình suốt đời chỉ là tiện sĩ, bần nho mà thôi nhưng ông đã thấy nghề nào cũng chỉ đi làm đầy tớ người ta, nghĩa là ông đã lờ mờ có ý thức về sự bóc lột giai cấp Cố nhiên là ý thức ấy bị hạn chế lịch sử nên không thể rõ rệt. Ông muốn nhà giàu xẻ của giúp người nghèo, còn bọn nhà giàu cho vay nợ lãi, áp bức người ta bọn, bọn buôn gian tham, lừa lọc, bọn thơ lại nhà quan hay ăn của đút, ông đều cho vào địa ngục. Sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đề cao hết sức người lao động, mô tả họ một cách say sưa khi họ là người cố học nghĩa là có đạo đức hay khỉ họ là những người cứu nước. Ông đề cao họ với một lòng kính phục sâu sắc chứ không phải như một người ở tầng lớp trên nhìn xuống dân với thái độ ban ơn thương xót. Đó là một điểm hết sức độc đáo và có giá trị lớn trong sáng tác của Đồ Chiều.
Những nhân vật trí thức phản diện cũng có nhiều trong sáng tác của Đồ Chiều. Bọn Trịnh Hâm, Bùi Kiệm là những kẻ đã đỗ cử nhân nhưng một anh thì thù oán vì văn chương kém người nên người ta đã mù rồi mà vẫn ra tay hại người, một, anh thì "máu dê " không tôn trọng cả vợ bạn. Bọn tha lại dùng ngòi bút hại người cũng thường bị Nguyễn Đình Chiểu lên án.
Nhân vật trong " Dương Từ - Hà Mậu" cũng đều là tri thức. Trong cuốn truyện thơ này, Nguyễn Đình Chiểu đề cao đạo Nho và Khổng Tử, nhưng Nguyễn Đình Chiểu hiểu đạo Nho như thế nào, chúng ta đã rõ. Đạo Nho ở đây là giống nòi, tổ tiên, là nghĩa vụ đối với nước, với dân, với xã hội, gia đình, là đạo lý làm người. Ông không phê phán con người theo đạo Phật và đạo Thiên Chúa mà chỉ phê phán sự lầm lẫn của họ. Ông chỉ đả kích những kẻ lợ dụng tôn giáo để làm bậy. Ông cũng không phê phán triết lý của hai đạo ấy. Thực ra việc phê phán mọi thứ triết lý của tôn giáo là một việc nhọc nhằn mà trước mắt không có tác dụng nhiều đối với nhân dân. Tôn giáo nào khi mới xuất hiện cũng chỉ có một giáo lý hết sức đơn giản, chỉ dần dần, sau đó mọi thứ truyền thuyết mới được thêm ra, mọi thứ giáo lý rắc rối phức tạp mới được các thầy tu, giáo sĩ tô vẽ ra. Nhưng vì các thứ triết lý ấy đã được bồi đắp dần hàng nghìn năm cho nên việc gỡ ra khỏi cũng phải dần dần, và cũng chỉ với chủ nghĩa Mác - Lê-nin thì người ta mới có thể phê phán được triệt để. Nhưng dù là triết lý được tô vẽ rắc rối như thế nào thì moi thứ tôn giáo khi truyền bá rộng rãi trong nhân dân cũng chỉ quy hẹp vào những tín điều đơn giản, thể hiện thành những quy chế, lễ nghĩa dày mê tín. Đó là chỗ cần phê phán nhất.
Sau khi sáu tỉnh miền Nam bị giặc chiếm, số người theo đạo Phật và đạo Thiên Chúa vì hoang mang, sợ hãi, thất vọng cũng tăng lên. Nguyễn Đình Chiểu phê phán sự mê tín ở chỗ quên gốc, vi phạm đạo lý làm người. Mặt khác, đạo Thiên Chúa được giặc Pháp lợi dụng xâm lược nước ta càng khiên ông căm giận. Nhưng tình hình suy tàn của đạo Nho cũng được ông thừa nhận và thề hiện khá rõ, cho nên mặc dầu chưa xác định được thật cụ thể tập truyện thơ được sáng tác vào năm nào, sửa chữa thêm bớt vào năm nào, nhiều đoạn vẫn in rõ dấu vết của cảnh triều đình phong kiến thối nát và cảnh giặc Pháp xâm lược.
Toàn bộ nhân vật trong "Ngư tiều y thuật văn đáp" đều là nhân vật trước kia theo đạo Nho. nghĩa là trí thức, sau khi nước loạn thì làm tiều, làm ngư, làm thuốc, sống với gia đình vợ con với mọi người dân bình thường hoặc đi ẩn nhưng tất cả đều giữ vững khí tiết và nêu cao đạo lý làm người. Nhân vật ở đây có tính chất tượng trưng, câu chuyện chỉ có tinh chất giắt dẫn cho một cuốn sách chủ yếu viết ra, để chuyển bá y học, nhưng những đoạn thơ, những bài thơ xướng họa đối đáp chen vào. những đoạn thuần túy bàn về y học, là những đoạn những bài thơ trữ tình thể hiệu tâm sự ứa máu của Nguyễn Đình Chiểu trong cảnh nước mất, sự phê phán xã hội của ông, lòng căm thù giặc của ông; hy vọng mơ hồ của ông về bĩ cực thái lai, về "Bao giờ nhật nguyệt vẫy gương sáng, Bốn bề âu ca hiệp một nhà". Nhân vật Nhân Sư cũng là hình ảnh tượng trưng, nhưng hành động tự làm mù mắt chứ quyết không theo giặc của nhân thể hiện lòng căm thù giặc của Nguyễn Đình Chiểu.
Phần nói về y học của tập sách chủ yếu viết theo sách Tàu, hiện nay đã lỗi thời, nhưng có ba đặc điểm rất đáng chú ý. Một là Nguyễn Đình Chiểu quan tâm tới y học với một thái độ đương thời là rất khoa học. ông yêu cầu phải nghiên cứu y học kỹ lưỡng, không làm liều, nhưng tham khảo sách thuốc của người xưa mà vẫn phải suy nghĩ một cách sáng tạo khi chữa bệnh. Hai là Nguyễn Đình Chiểu dùng văn vần, chữ Nôm để truyền bất kỹ lưỡng một môn khoa học phức tạp khó khăn» cho người ta dễ thuộc, dễ nhớ trong hoàn cảnh nhiều người không biết chữ, phương tiện ân loát eo hẹp, đắt đỏ. Ba là ông nhăn mạnh vào đạo đức của người thầy thuốc, tư tưởng nhân đạo của ông được thể hiện kỹ lưỡng và đó là tư tương quý giá, cho nện ngay các bác sĩ bây giờ cũng có thể tiếp thu những tư tương ấy, của Đình Chiểu, Ngư Tiều... là một cuốn sách khó đọc, nhưng có rất nhiều trang độc đáo và lý thú.