Gia phả dòng họ của Nguyễn Đình Chiểu

(Khu mộ gia đình cụ Nguyễn Đình Chiểu : từ trái sang là mộ con gái
Sương Nguyệt Anh, mộ cụ Nguyễn Đình Chiểu và vợ Lê Thị Điền)

 

Theo “ Nguyễn Đình Tộc Phổ” (bản đề năm 1811 ), ở làng Bồ Điền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên có hai họ Nguyễn: Họ Nguyễn Chánh và Nguyễn Đình, cùng chung một thỉ tổ là Nguyễn Thế Lại. Đến đời Nguyễn Đình Thế, họ Nguyễn mới chia làm hai:

Nguyễn Chánh Nghĩa ( anh ).

Nguyễn Đình Thế ( em ).

Và, Nguyễn Đình Đế trở thành Cao Cao Cao Tổ Khảo của họ Nguyễn Đình mà Nguyễn Đình Chiểu là đời thứ chín:

Đời thứ nhất: Thỉ tổ Nguyễn Thế Lại.

Đời thứ nhì: Nguyễn Đình Đế.

Đời thứ ba: Nguyễn Đình Thảo.

Theo “Nguyễn Chi Thế Phổ” mà ông Nguyễn Đình Huy viết tiếp từ đời cha của ông sơ Nguyễn Đình Chiểu trở về sau ( từ đời thứ tư đến đời thứ chín ).

Đời thứ tư: - Cha của Sơ: Nguyễn Đình Hiên ( húy là Hoa ). Vợ là Hồ Thị Liệt, ở làng Phù Ninh ( Thừa Thiên ) – sinh 5 người con trai, 1 người con gái.

Đời thứ năm: – Ông Sơ: Nguyễn Đình Thung, vợ là Nguyễn Thị Kỳ, ở làng Gia Miêu – Tống Sơn – Thanh Hóa. Sinh 3 trai, 2 gái. Kỵ cơm ngày rằm tháng 7 âm lịch.

Đời thứ sáu:  - Ông cố: Nguyễn Đình Vân, Đình Vân lĩnh chức Đội trưởng thuộc Long võ vệ, tước than cận hầu vua. Có 3 vợ:
Vợ trước thất truyền.

Vợ sau là Trần Thị Phan và Trần Thị Thanh ở làng Tượng An (Thừa Thiên). Ba bà này là chị em ruột người Thượng An cùng tổng. Sinh 4 tai, 1 gái. Kỵ cơm ngày  11 tháng 9 âm lịch.

Đời thứ bảy– Ông nội: Nguyễn Đình Ánh ( con Trần Thị Thanh ). Vợ là Phạm Thị Ngoan, ở làng Thượng An ( Thừa Thiên ). Sinh 3 trai, 3 gái. Kỵ cơm ngày mồng t8 tháng giêng âm lịch.

Đời thứ tám– Cha: Nguyễn Đình Huy, nguyên tả quân Văn Hàn Ti ( làm Thư lại trong quân của tả quân Lê Văn Duyệt ), hiệu Dương Minh Phủ, sinh ngày 29 tháng chạp năm Nhâm Tý ( 9 -2 – 1793). Ông Huy có 2 vợ:

Vợ cả tên Phan Thị Hữu, cùng làng Bồ Điền, bà Hữu sinh được 2 con: Nguyễn Đình Lân, và Nguyễn Thị Phu.

Vợ thứ tên là Trương Thị Thiệt, ở làng Tân Thới, huyện Bình Dương, Phủ Tân Bình, tỉnh Gia Định. Bà Thiệt sinh được 7 con: 4 trai, 3 gái và Nguyễn Đình Chiểu là con trai đầu lòng.

Đời thứ chín:

Nhánh miền Trung – dòng chính: Nguyễn Đình Lân, có em gái là Nguyễn Thị Phu. Vợ của Đình Lân tên là Hoàng Thị Cận sinh 6 trai 2 gái.
Nhánh miền Nam – dòng thứ:

Nguyễn Đình Chiểu ( 1822 – 1888 ).

Nguyễn Thị Thục ( 1825 ).

Nguyễn Thị Nữ ( 1827 ).

Nguyễn Thị Thành ( mất hồi nhỏ ).

Nguyễn Đình Tựu ( 1837 – 1854 ).

Nguyễn Đình Tự ( 1839 – 1891 ). Vợ là Trần Thị Tư, ở làng Tanh Ba – Cần Giuộc – Long An.

Nguyễn Đình Huân ( 1841 – 1862 ).  Ông Huân theo nghĩa quân Đốc binh là đánh Pháp, bị chết trận năm 1862.

Đời thứ mười:  Các con của Nguyễn Đình Chiểu và Lê Thị Điền:                                                               

Gái đầu lòng: Nguyễn Thị Hương ( còn gọi là Nguyễn Thị Đình Liên) sinh năm 1885, mất năm 1914, mộ chôn tại Mỹ Thạnh. Có chồng họ Cao.

Trai thứ ba: Nguyễn Đình Chúc ( thường gọi là Thầy Ba Sáng), sinh năm 1858, mất năm 1903, mộ chôn tại Trung Lương, Mỹ Tho. Vợ là Bùi Thị Sâm, sinh được 2 con trai.

Gái thứ tư: Nguyễn Thị Xuyến, sinh năm 1861 mất năm 1922, mộ chôn tại làng Phước Thới - Mỹ Tho. Có chồng họ Hồ.

Gái thứ năm: Nguyễn Thị Khuê, sinh năm 1863 mát năm 1922, tự Nguyệt Anh ( còn gọi là cô Năm Hạnh ). Chồng là Nguyễn Công Trình. Khi chồng mất, bà thêm chữ Sương trước trước tên nên gọi là Sương Nguyệt Anh. Mất ngày 12- 12 năm Canh Thân, mộ chôn tại làng Mỹ Nhơn. Đến năm 1959 được bốc cốt về khu mộ gần phần mộ với cha mẹ.

Trai thứ sáu: mất hồi nhỏ

Trai thứ bảy: Nguyễn Đình Chiêm ( 1869 – 1935 ), tự Trọng Vĩnh, hiệu Sơn Đẩu. Mất ngày mồng 4 tháng 7, mộ côn tại làng Mỹ Nhơn. Vợ là Tào Thị Quyền, ở làng An Bình Đông.

Trai thứ tám: Nguyễn Đình Ngưỡng ( thường gọi là Hưởng), tự Di Cao. Sinh năm 1882 mất năm 1913, mộ chôn tại làng Mỹ Nhơn.

Trong bảy người con của Nguyễn Đình Chiểu chỉ có Nguyễn Đình Chiêm mất bằng tuổi cha ( 66 tuổi ). Gái là Nguyễn Thị Xuyến mất lúc 61 tuổi. còn lại đều mất dưới 60 tuổi.

Các con của Nguyễn Đình Chiểu như: Nguyễn Thị Hương, Nguyễn Đình Chúc, Nguyễn Thị Xuyến đều biết làm thuốc và dạy học nhưng không nổi tiếng. Chỉ có Sương Nguyệt Anh và Nguyễn Đình Chiêm vừa dạy học vừa làm thuốc, làm thơ, làm báo, viết tuồng… các vở tuồng : Phong Ba Đình, Phấn Trang Lầu, Nê Mã… do Nguyễn Đình Chiêm sáng tác. Sương Nguyệt Anh từng nổi tiếng một thời làm chủ bút tờ báo Nữ Giới Chung ( Tiếng chuông nữ giới) tại Sài Gòn. Cháu nội của Nguyễn Đình Chiểu: Nguyễn Đình Trưng sinh năm 1882. Nguyễn Đình Ninh sinh năm 1890.

Con của Nguyễn Đình Chiêm có 3 gái:

Nguyễn Thị Long, sinh năm 1904 mất năm 1973.

Nguyễn Thị Loan, sinh năm Đinh Mùi mất năm 1977.

Nguyễn Thị Mỹ, sinh năm 1910, mất năm 1966.

Cháu ngoại của Nguyễn Đình Chiểu: con gái độc nhất của Sương Nguyệt Anh là Nguyễn Thị Vinh – có chồng là Mai Văn Ngọc – một nho sĩ yêu nước ở Mỹ Tho.
                                                         
Cháu cố của của Nguyễn Đình Chiểu:

Đình Cao ( con trai của Đình Trưng) ở Châu Thành – Bến Tre.

Đình Năm ( con trai của Đình Ninh) ở Bà Rịa – Vũng Tàu.

Cháu cố nội gái:

Con bà Bảy Long: Âu Dương Thuận, có 3 trai, 1 gái:

Âu Dương Thanh.

Âu Dương Thị Yến.

Âu Dương Thiên Tứ.

Âu Dương Xuân.

( có 3 người là giáo viên – gọi Nguyễn Đình Chiểu bằng ông sơ).

Con bà Tám Phụng có 2 trai là Sáu Thân, Tám Hiệp ; 2 gái là Hia Đạm, Chín Châu.
Con bà Chín Mỹ có 8 người (có người là chiến sĩ du kích hy sinh). Hai gái là Ba Trâm, Tư Cúc ở làng Hữu Định – Châu Thành – Bến Tre.

Cháu cố nội gái:

Bà Nguyễn Thị Vinh (con gái Sương Nguyệt Anh), sinh một gái độc nhất là Mai Quỳnh Hoa.

Mai Quỳnh Hoa có chồng là Phan Văn Hùm. Có 2 con trai.

Bà Mai Quỳnh Hoa mất ngày 25 tháng 7 năm 1987 ( 30 tháng 6 năm Đinh Mão), mộ chôn tại huyện Thuận An, tỉnh Sông Bé. Thọ 77 tuổi.

Đến đời cháu của Nguyễn Đình Chiểu có 3 người giáp thọ từ 70 tuổi trở lên là bà Bảy Long, bà Tám Phụng và Mai Quỳnh Hoa.

Phần gia phả Nguyễn Đình Chiểu chúng tôi tập hợp tóm tắt được bấy nhiêu, rất mong được quý độc giả đóng góp bổ sung giúp chung tôi lần sau được hoàn chỉnh hơn.